Những lối tư duy rỗng sau đây bạn có thể học, luyện tập và biến chúng thành của mình và chúng sẽ giúp bạn bước ra khỏi giới hạn vốn có, bước sang một tầm cao mới.
- 7 nghề không có hậu theo lời Phật dạy: Kiếm ra nhiều Tiền đến mấy cũng nên dừng lại!
- Phật dạy cách để Phước đức tựa mần non nảy nở: 10 điều mà đời nào, kiếp nào cũng không được lãng quên
Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta vì tham lam nên muốn qua nhiều, khi nào cũng muốn có thêm mà không biết nên buông cái gì. Vì không đủ nhận thức nên ta không nhận ra có những việc tưởng là nhỏ nhưng đang "ăn mòn" tâm hồn, con người ta mỗi ngày mà chính ta không biết.
Vì thế, nếu chỉ cần giữ được 3 lối tư duy rỗng sau đây thôi cũng đủ giúp bạn nổi bật hơn so với người khác và cơ hội thành công cũng sẽ cao hơn bất cứ ai:
1. Tâm rỗng
Tâm con khỉ mà nhà Phật hay nói đến để nhằm chỉ tâm của chúng ta luôn xao động, khó có thể nào yên tĩnh vì thường nghĩ hết việc này tới việc khác, thậm chí không có việc gì cũng nghĩ.
Hãy thử ngồi yên, một mình đối diện với chính mình, chúng ta sẽ cảm nhận được thế nào là vọng tưởng. Những ý niệm thiện, ác, không thiện cũng không ác cứ liên tục dấy khởi trong tâm. Chúng chợt hiện chợt biến, chợt có chợt không, thật ảo đến vô cùng.
Việc cố gắng luyện tập cho mình có tâm rỗng không phải là việc dễ dàng, nhất là khi cuộc sống nhiều bộn bề lo toan, chỉ khi ta đủ hiểu bản chất của nó mới tìm ra được khoảng trống riêng cho mình để tâm hồn được nghỉ ngơi thực sự. Chỉ khi đó ta mới có cái nhìn thông suốt, dễ hòa nhập vào cuộc sống mới, mới mong có được cuộc sống an nhàn.
Nếu tâm luôn có những định kiến, phán xét người khác chúng ta hay có quyết định sai, khi đó lại thêm phiền não. Vòng quay luẩn quẩn đó khiến ta chẳng thể nào giải thoát được cho mình. Vì thế, hãy cố gắng giữ cho mình tâm rỗng, đó là khi ta biết buông bỏ những muộn phiền, lo lắng.
Muốn có tâm rỗng thì trước tiên từ trong hành động, suy nghĩ hàng ngày chúng ta nên thể hiện sự vô tư thoải mái, không quá tính toán thiệt hơn, đôi co để tranh giành thắng thua.
Nhưng giữa cuộc sống đầy bon chen này, con người rất khó giữ được trạng thái vô lo vô nghĩ, không ưu phiền vấn vương. Muốn thế, ta phải biết đủ, biết đủ là gia tài lớn nhất vì người không biết đủ dù ở giữa thiên đường vẫn giống như đang bị đày đọa dưới địa ngục.
Tâm hồn giàu có là thứ quan trọng nhất, nếu ước vọng chỉ bó hẹp trong vật chất thì dù có nhiều đến mấy vẫn thấy không đủ, đó chính là nghèo khó. Trái lại, cuộc sống vật chất nghèo nàn cũng không gây ảnh hưởng đến tâm hồn thanh cao khoáng đạt, mà vẫn sống tự do tự tại, đó mới thật sự là giàu có.
2. Quá khứ rỗng
Quá khứ rỗng cũng là một trong những lối tư duy rỗng cần thiết giúp cuộc đời bạn có thể bước sang một trang mới hanh thông, vui vẻ hơn. Buông bỏ quá khứ không phải chuyện dễ dàng, đặc biệt là những chuyện gây tổn thương sâu sắc đến tâm và thân.
Cuộc đời luôn có lúc thăng, lúc trầm, thế mới nói ai chẳng có quá khứ, quá khứ đẹp đẽ lâu lâu chúng ta mới nhớ còn những gì xấu xí gây tổn thương, đau đớn sẽ lại khiến ta không thể nào quên.
Tuy nhiên, nếu bạn cứ mãi không chấp nhận quá khứ của mình như là điều đương nhiên, bạn sẽ lại luôn cảm thấy đau đớn vì điều không còn tồn tại ở hiện tại. Vì thế, cho dù quá khứ có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng nên chấp nhận và đối mặt, bình tĩnh đặt nó xuống.
Cái gì đã qua thì cũng qua đi rồi, hãy tạm gác chúng sang một bên để sống cho hiện tại, còn nếu có thể, hãy xem quá khứ là động lực để bạn tiến lên mà thôi.
Quá khứ rỗng mang lại cho ta cơ hội bước vào một tương lai tốt đẹp, ở đó mọi thứ đều mới mẻ, thu hút, không có sợ hãi, với trái tim yêu thương, háo hức ta mới sống trọn vẹn hơn cuộc sống tươi đẹp này.
Muốn tạm quên đi quá khứ, hãy lấp đầy thời gian của bạn bởi hiện tại và dự định trong tương lai. Khi bạn giữ cho mình luôn tất bật với công việc, bạn sẽ không có thời gian để nghĩ ngợi đến việc gì khác ngoài công việc mà bạn đang cần phải hoàn thành và như vậy cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không nghĩ đến những chuyện đau lòng đã qua.
3. Thể diện "rỗng"
Mọi người thường có nhu cầu được tôn trọng, được ai đó vuốt ve cái TÔI của mình, vì khi đó họ cảm thấy thể diện của mình rất "đáng tiền".
Thực tế đó là vấn đề người trẻ - người già, ngừa xưa - người nay luôn đặc biệt quan tâm. Thế nhưng mỗi người lại đi theo một cách khách nhau, và đa số chúng ta lạc lối, trở thành lối sống ảo.
Thể diện, là thứ mà dù là người đời xưa hay hiện nay đều vô cùng để ý. Vì muốn có hình ảnh đẹp để người ta trầm trồ mà nhiều người sống "cho mạng xã hội", chăm lo cuộc sống ảo trên mạng mà quên mất việc tu tâm, dưỡng tính.
Bạn phải hiểu rằng, nếu chỉ vì bảo toàn thể diện mà lựa chọn đường cùng cho bản thân, vậy tuyệt đối không phải người có nội tâm mạnh mẽ thật sự.
Ví dụ như một số người tự nhận mình là người nổi tiếng, muốn giữ thể diện với vẻ ngoài lúc nào cũng hào nhoáng nhưng thực sự trong túi không có tiền. Vì vẫn luôn muốn được đám đông trầm trồ nên họ phải "cặp" hết người này tới người kia để "đào mỏ" kiếm tiền phục vụ cuộc sống xa hoa với xe sang, túi hiệu, nhà đẹp...
Dường như, cái bài "thể diện" lại là cái cớ mà họ đang trưng ra để bao biện cho mọi thứ, họ quên rằng sống thật với những gì đang có mới giúp tâm họ rỗng, thoải mái và an nhàn hơn bao giờ hết.
Thể diện không phải do người khác cho, mà thông qua thực lực bản thân giành được vì thế, hãy để thể diện rỗng để đối với những nhận xét, đánh giá của người đời.
Đừng cố làm việc gì to lớn quá sức, hãy làm từng việc nhỏ trước, bạn phải biết cúi đầu thì mới mong có ngày được ngẩng cao. Cũng như những cây lúa trĩu hạt sẽ cúi đầu, còn cỏ dại thích thể hiện bản thân, lúc nào cũng ngẩng đầu lên. Nhưng bông lúa luôn được coi trọng, cỏ dại lại chẳng được đoái hoài.
Điều này thể hiện sự trưởng thành từ trong tâm chứ không phải cố tỏ ra là mình ổn.