Dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng có được không?

Sống khỏe 07/04/2025 08:21

Khi sử dụng lò vi sóng, thức ăn nóng lên rất dễ văng ra khắp thiết bị nên nhiều người đã dùng màng bọc thực phẩm để bọc kín thức ăn. Thói quen này có gây hại sức khỏe không?

Việc bọc kín thực phẩm thừa bằng màng bọc thực phẩm quay trong lò vi sóng là thói quen của nhiều gia đình, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ những lưu ý khi sử dụng màng bọc thực phẩm.

Theo đó, việc sử dụng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng cần được tiến hành một cách cẩn trọng. Một số loại màng bọc có thể dùng trong lò vi sóng nhưng điều quan trọng là phải phân biệt được chất liệu của chúng thông qua các ký hiệu trên bao bì. Do đó, không phải loại màng bọc thực phẩm nào cũng có thể dùng cho lò vi sóng.

Dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng có được không? - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Cách phân biệt các loại màng bọc thực phẩm

Các loại màng bọc thực phẩm hiện đang được bán trên thị trường có thể chia làm 3 loại:

- Đầu tiên là polyetylen, được gọi là PE. Chất liệu này chủ yếu được sử dụng để đóng gói thực phẩm, và hầu hết các loại màng bọc thực phẩm gia dụng bán trong siêu thị đều được làm bằng chất liệu này.

- Loại thứ hai là polyvinyl clorua, hay viết tắt là PVC. Vật liệu này cũng có thể được sử dụng để đóng gói rau, trái cây, bán thành phẩm... nhưng có tác động nhất định đến sự an toàn của con người.

- Loại thứ ba là màng bọc PVDC (Polyvinylidene Chloride) hoặc PMP (Polymetylpenten) chủ yếu được sử dụng để đóng gói một số thực phẩm nấu chín, giăm bông và các sản phẩm khác.

Loại PE và PVC thông dụng nhất trên thị trường có nhiệt độ nóng chảy lần lượt là 127°C và 120°C, trong khi nhiệt độ trong lò vi sóng thường cao tới 200°C – 300°C khiến màng bọc nilon dễ bị nóng chảy vào thức ăn.

Điểm khác biệt là trong vật liệu nóng chảy, PE tương đối an toàn vì có thể sản xuất mà không cần thêm bất kỳ chất hóa dẻo nào. Còn bản thân PVC là một loại nhựa cứng. Để tạo thành một lớp bọc nhựa trong suốt và mềm, phải thêm một lượng lớn chất làm dẻo. Mặc dù bản thân PVC không độc hại và vô hại nhưng chất dẻo có chứa các chất có hại có thể gây bệnh. Vì vậy, PVC không thể dùng trong lò vi sóng và không thể dùng để đóng gói thực phẩm đã nấu chín.

Ngoài ra, PVC không thể tiếp xúc với thực phẩm béo. Chất làm dẻo DEHA có thể giải phóng ở nhiệt độ phòng và thẩm thấu vào thực phẩm, đặc biệt tương thích với thực phẩm có hàm lượng chất béo cao. DEHA không chỉ gây ung thư mà còn có thể gây rối loạn chức năng nội tiết, giảm chức năng sinh sản nam giới, thậm chí gây bệnh tâm thần.

Vì vậy, tốt nhất là nên lựa chọn các loại màng bọc thực phẩm "cao cấp" chịu nhiệt cao và dùng được cho lò vi sóng là màng bọc PMP và PVDC. Với loại này, màng PMP và PVDC có thể chịu được nhiệt độ từ 140 đến 180 độ C và thường có dấu hiệu chỉ dẫn rõ ràng "Có thể sử dụng trong lò vi sóng" trên nhãn mác ngoài bao bì. Tuy nhiên giá thành cao và số lượng ít trên thị trường.

Do đó, người tiêu dùng cần chú ý đến những ký hiệu trên sản phẩm để xác định loại màng bọc có thể sử dụng an toàn trong lò vi sóng. Nếu không có thông tin rõ ràng hoặc có chỉ dẫn là không dùng được trong lò vi sóng, người dùng không nên sử dụng loại màng bọc đó để hâm nóng thực phẩm trong lò vi sóng.

Dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng có được không? - Ảnh 2
Ảnh minh họa

Những lưu ý khi sử dụng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng

Khi sử dụng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng, người dùng cần lưu ý không để màng bọc tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Việc này không chỉ giảm nguy cơ hóa chất từ màng bọc hòa vào thực phẩm mà còn tránh được hiện tượng màng bọc bị nóng chảy và dính vào thức ăn, làm thay đổi hương vị cũng như chất lượng của món ăn.

Màng bọc thực phẩm không nên sử dụng để bọc thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ trong thời gian dài, như thịt hoặc các món ăn chế biến sẵn. Việc tiếp xúc lâu dài với dầu mỡ sẽ khiến dầu thấm vào màng bọc, làm màng bọc trở nên dính và dễ dàng giải phóng các chất độc hại vào thức ăn khi quay trong lò vi sóng.

Ngoài ra, việc sử dụng màng bọc này cũng cần đảm bảo "thông gió" tốt khi hâm nóng thực phẩm. Do đó, khi quay nóng thức ăn nên tạo các lỗ nhỏ trên phần màng bọc để hơi nước có thể thoát ra, từ đó tránh được áp suất tích tụ có thể gây nổ và làm hỏng cả lò vi sóng lẫn thực phẩm.

Mắc loạt bệnh về da do... sạch quá mức

Tắm nhiều lần một ngày mặc dù có thể giúp sạch sẽ nhưng không phải lúc nào cũng tốt. Thậm chí, có những trường hợp tắm 1 lần/ngày cũng là quá nhiều. Điều này có thể tùy thuộc vào từng cơ địa mỗi người.

TIN MỚI NHẤT