Một loại nước ‘xanh rực rỡ’ là thần dược cho những người tiểu đường: được khuyên uống hàng ngày

Sức khỏe 27/08/2022 11:00

Đây là một loại nước ép hữu hiệu có các lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt giúp phòng tránh bệnh tiểu đường, được các chuyên gia khuyên uống.

Trong các loại nước uống có tác dụng làm cho insulin hoạt động, vốn được xem là sự thiếu thốn đối với những người bệnh tiểu đường, mướp đắng được các chuyên gia khuyên dùng.

Bệnh tiểu đường và sức khỏe

Trong những năm qua, bệnh tiểu đường có xu hướng gia tăng. Bệnh đái tháo đường thường thấy phổ biến ở 3 dạng: Loại 1, Loại 2 và tiểu đường thai kỳ. Bệnh được xem là một căn bệnh nguy hiểm mang tính chất toàn cầu và chưa có thuốc chữa dứt điểm.

Căn bệnh này vẫn là một trong những căn bệnh gây tử vong cao đứng thứ 3 tại Việt Nam sau bệnh tim mạch và ung thư. Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), hiện nay trên toàn thế giới có hơn 415 triệu người bệnh tiểu đường và có xu hướng tiếp tục tăng lên 642 triệu người trong năm 2040. Tại Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người bệnh tiểu đường và sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040.

Một loại nước ‘xanh rực rỡ’ là thần dược cho những người tiểu đường: được khuyên uống hàng ngày - Ảnh 1
Bệnh tiểu đường gây nguy hiểm. Ảnh: Internet

Mướp đắng có tác dụng cho người tiểu đường

Trong khi nhiều nghiên cứu đang được y học hiện đại quan tâm thì nước mướp đắng cùng với đó trở thành thực phẩm hiệu quả có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt. Các chuyên gia sức khỏe khuyên người bệnh tiểu đường nên uống 1 ly nước ép mướp đắng hằng ngày vào buổi sáng lúc bụng đói.

Theo Thanh niên, mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết và chống tiểu đường mạnh mẽ. Tiến sĩ Anju Sood, nhà dinh dưỡng học có trụ sở tại Bangalore (Ấn Độ), cho biết nước ép mướp đắng làm cho insulin hoạt động. Chúng giúp tế bào tiếp nhận các phân tử đường cũng như tăng tiết insulin, có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên.

Đặc tính giảm mức đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu khoa học. Một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y khoa Ethnopharmacology, cho thấy, những người uống 2 gram chiết xuất mướp đắng mỗi ngày trong 90 ngày, đã giảm chỉ số đường huyết HbA1c.

Một loại nước ‘xanh rực rỡ’ là thần dược cho những người tiểu đường: được khuyên uống hàng ngày - Ảnh 2

Mướp đắng giúp giảm lượng đường trong máu, giảm mức độ chất béo và mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng (A1C) ở bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: Internet

Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy điều trị tại chỗ bằng chiết xuất mướp đắng có khả năng chữa lành vết thương nhanh hơn đáng kể. Hiệu ứng này thậm chí còn được thấy ở chuột mắc bệnh tiểu đường.

Cách chế biến nước ép mướp đắng

Ở nước ta, mướp đắng khá phổ biến và dễ trồng trọt, bạn có thể tìm kiếm các loại mướp đắng sạch, mang lại lợi ích cho cơ thể.

Cách chế biến như sau: Chỉ cần rửa sạch mướp đắng, bỏ ruột, cắt nhỏ, xay cùng với ít nước, thêm chút muối, chút chanh và uống vào buổi sáng khi bụng đói. Lưu ý, chỉ uống một lượng nhỏ hàng ngày và tham khảo bác sĩ trong khi đang điều trị bệnh nếu kết hợp.

Theo Medical News Today, người bệnh tiểu đường có thể ăn tất cả các phần của trái mướp đắng (như hạt, ruột, vỏ...). Tuy nhiên, mọi người chỉ nên tiêu thụ khoảng 50-100 ml nước mướp đắng (nước ép, sinh tố) hoặc không quá một quả nhỏ mỗi ngày. Nếu dùng chất bổ sung mướp đắng (viên nén, bột, nước) thì liều dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tương tác thuốc và tác dụng phụ.

Bạn có thể dùng trà mướp đắng, các món ăn từ mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, tốt cho tiêu hóa, trị bệnh ung thư, chống oxy hóa nhờ thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: chất đạm, carbohydrate, khoáng chất (canxi, magiê, phốt pho, kẽm), vitamin (A, B, C).

Một số chỉ dẫn nếu uống quá nhiều nước ép này có thể không tốt vì có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và khó chịu ở dạ dày. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng quá nhiều đường và muối bởi chúng cũng là một trong những yếu tố dẫn đến các căn bệnh tăng huyết áp.

Cách giảm bệnh tiểu đường

Theo BS.CKII Trần Đỗ Lan Phương chia sẻ trên VnExpress, chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh. Cân bằng tỷ lệ carbohydrate, protein và chất béo, bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo như rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt; theo dõi đường huyết sau bữa ăn cũng là cách phòng bệnh có lợi. Nên ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giảm các loại thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ.

Vận động hàng ngày: Việc vận động không chỉ giúp giảm chỉ số đường huyết, duy trì cân nặng ở mức ổn định mà còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch... Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường tập thể dục thể thao ít nhất 5 ngày mỗi tuần với thời gian tập 30 phút mỗi ngày. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp.

Chú ý các thủ thuật đơn giản giúp bạn ăn ít hơn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng: Khi ăn chọn bát hoặc đĩa nhỏ hơn, ăn chậm, nhai kỹ, mất 20 phút để não bộ ghi nhận rằng dạ dày đã no, không vừa ăn vừa xem TV, uống một cốc nước lớn 10 phút trước bữa ăn của bạn. Ăn các bữa theo khẩu phần: 1/4 protein, 1/4 ngũ cốc nguyên hạt, 1/2 rau và trái cây với một ít sữa tách kem.

3 dấu hiệu phát hiện đột quỵ nhanh chóng mà ít người biết đến

Mặc dù nguy cơ mắc bệnh đột quỵ biểu hiện ở mỗi người khác nhau, tuy nhiên, vẫn có 3 dấu hiệu dễ nhận biết nhất sau đây mà nhiều người thường bỏ qua.

TIN MỚI NHẤT