Thuộc vùng nhiệt đới, Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng các loại trái cây với nhiều lợi ích khác nhau.
- Phát hiện thuốc giảm đau, hạ sốt làm giả tinh vi tại Hà Nội: cần cẩn trọng, tránh ảnh hưởng
- Chỉ đạo khẩn: Giám sát, kiểm soát đo thân nhiệt tại cửa khẩu để phát hiện sớm bệnh đậu mùa khỉ
Những nhóm trái cây từ lâu đã được nghiên cứu và phân thành nhiều nhóm. Trong đó, có các loại trái cây cứ ăn nhiều là khiến lượng đường tăng vọt. Nhóm trái cây trên được chỉ ra, dù rất có lợi cho sức khỏe, song, cách tốt hơn nên tránh xa các loại trái cây này trong bữa ăn hàng ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 400 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường, 1,5 triệu ca tử vong mỗi năm.
Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) từng được xếp vào một trong những căn bệnh nguy hiểm mang tính chất toàn cầu. Căn bệnh này chưa có thuốc chữa dứt điểm người bệnh chỉ có thể uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để “sống chung" với nó.
Với tình trạng biến chứng cấp tính, người bệnh có thể sẽ rơi vào tình trạng hôn mê, tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời.
Còn lại, với biến chứng mạn tính, bệnh có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Tỉ lệ tử vong trên nền bệnh nhân tiểu đường chiếm tới 70% trong số những bệnh nhân tim mạch. Bệnh cũng gây các tình trạng như: suy thận, giảm trí nhớ, tai biến mạch máu não, loét bàn chân, thậm chí gây nguy cơ mù lòa.
Theo Zing News, những trái cây có chỉ số đường huyết cao bao gồm:
- Chuối
- Cam
- Xoài
- Nho
- Lê
- Chà là
Những loại trái cây này được chỉ rõ có chứa GI cao, người bệnh tiểu đường cần chú ý khi nạp vào cơ thể.
Thực phẩm có GI cao bị phá vỡ rất nhanh khiến lượng đường trong máu tăng mạnh. Cơ thể cố gắng tạo ra một lượng insulin để chống lại các loại carbohydrate hoạt động nhanh. Hậu quả là người bệnh cảm thấy đói trong vòng 2-3 giờ, dẫn tới cảm giác thèm ăn sớm hơn.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng cần lưu ý một số loại trái cây ngọt chứa GI cao khác như: Dưa hấu, bí đỏ, thơm, trái cây sấy khô...
Cũng theo VnExpress, các loại quả ngọt nhưng rất có lợi cho người bệnh tiểu đường được kể ra như:
Táo; Lê; Ổi; Mơ; Bưởi; Kiwi, Dâu tây; Lựu, Bơ, Mận, Đào, Mâm xôi, Cherry... Đây là những loại quả có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ, người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Nguyễn Quỳnh Trâm - Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM chia sẻ trên Express cho biết thêm, người bệnh đái tháo đường có thể chọn ăn những loại quả chín, ngọt với lượng vừa phải, từ 150-200 g mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể không bị thiếu hụt nhóm chất dinh dưỡng, không bị thừa đường.
Với loại trái cây ngọt như sầu riêng, mít, chuối xiêm thì người bệnh cũng có thể ăn với lượng phù hợp. Ví dụ, người bệnh đái tháo đường có thể ăn một múi sầu riêng hay 3-4 miếng mít mỗi ngày trong bữa phụ để hạn chế việc nạp nhiều đường vào cơ thể, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, chất dinh dưỡng.
Chuyên gia dinh dưỡng cũng có lời khuyên trên báo Sức khỏe cộng đồng, thời gian ăn trái cây có lợi cho người bệnh tiểu đường và cả người bình thường có thể chia ra như sau:
Nên ăn trái cây trước bữa cơm 1-2 tiếng. Và tuyệt đối không ăn ngay sau bữa ăn.
Ăn hoa quả xen kẽ các bữa ăn chính (tức là các bữa phụ sáng và chiều).
Không nên ăn quá nhiều trái cây trước giờ ngủ, tốt nhất là cách giờ lên giường ít nhất khoảng 2 tiếng.
Ghi nhớ quy tắc một khẩu phần phù hợp là bằng một nắm tay. Nếu mỗi lần ăn số lượng trái cây nhiều hơn một nắm tay, có thể ảnh hưởng đến mức insulin.
Người bệnh để nguyên quả và cắt ra ăn theo số lượng cho phép, thay vì uống nước ép hoặc xay sinh tố để dễ dàng kiểm soát đường huyết.