Giấm táo có nhiều lợi cho sức khỏe, bao gồm giảm cân, cải thiện lượng đường trong máu, giảm triệu chứng khó tiêu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.
- Ngâm rau củ với baking soda hay giấm có "đuổi" thuốc trừ sâu, loại bỏ hóa chất?
- Không lo bụng mỡ thừa cân, dùng giấm táo theo cách này chất béo cũng xin 'đầu hàng', trả lại vóc dáng chuẩn chỉnh đón Tết
Giấm táo là gì?
Giấm táo là loại giấm được lên men từ táo. Quá trình sản xuất giấm táo thường bắt đầu bằng cách nghiền táo, ép lấy nước và lên men để bắt đầu quá trình lên men chuyển hóa đường thành rượu. Nếu tiếp túc ngâm, rượu được chuyển hóa và thành giấm nhờ axit axetic. Giấm táo có màu vàng nhạt, vị chua và mùi thơm của táo.
Thông tin dinh dưỡng cụ thể trong 100g dấm táo có chứa một số axit lactic, citric và malic; ngoài ra, giấm táo còn cung cấp Kali 67mg, 0.93g carbohydrate, không có chất béo hoặc protein.
Trước đây, giấm táo chủ yếu được sử dụng như một thành phần trong nước sốt hoặc nước ướp hoặc làm chất tẩy rửa tự nhiên tại nhà. Giờ đây giấm táo được biết đến nhiều hơn vì các lợi ích sức khỏe của nó đã được chứng minh và được các chuyên gia dinh dưỡng lưu tâm hơn.
5 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi sử dụng giấm táo
Kiểm soát đường huyết: Thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, mì ống và gạo có thể làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Vì vậy, khi uống giấm táo, axit axetic trong giấm có thể ngăn chặn các enzym giúp cơ thể tiêu hóa tinh bột, hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu tăng đột biến sau các bữa ăn giàu tinh bột. Nhưng nếu mắc đái tháo đường và đang phải dùng thuốc, hãy tránh dùng giấm táo.
Hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Axit chlorogenic trong giấm có thể hỗ trợ giảm mức cholesterol xấu LDL và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Khi kết hợp giấm táo và mật ong, các thành phần có trong mật ong cũng có khả năng ngăn ngừa, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tăng cường hệ miễn dịch: Giấm táo chứa hàm lượng axit malic cao, có thể tiêu diệt một số vi khuẩn xâm nhập cơ thể gây ra cảm cúm do có tính kháng virus mạnh. Sử dụng giấm táo nguyên chất còn có thể làm sạch hạch bạch huyết, phá vỡ chất nhầy trong cơ thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi.
Giấm táo giúp hơi thở thơm mát hơn: Một lợi ích mà bạn có thể không ngờ tới là việc sử dụng giấm táo thường xuyên có thể giúp hơi thở thơm mát hơn. Hôi miệng có thể do vi khuẩn sống trong miệng gây ra. Và vì giấm táo là chất kháng khuẩn nên việc uống giấm có thể giúp giảm bớt tình trạng này.
Giải độc: Không chỉ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, uống giấm táo và mật ong vào mỗi buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan. Hàm lượng cao fructose và glucose có trong mật ong giúp hỗ trợ cải thiện chức năng gan, làm mát gan và thanh lọc cơ thể giúp làn da được sáng bóng, căng mượt. Kết hợp giấm táo và mật ong là phương pháp loại bỏ các chất độc hại cho cơ thể một cách lành mạnh.
Các phương pháp hiệu quả để tránh tác dụng phụ của giấm táo
Giấm táo tương đối an toàn để tiêu thụ nhưng có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người. Vì tính axit của giấm táo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hãy nhớ không trộn nó với bất cứ thứ gì có thể trung hòa axit và làm giảm tác dụng tích cực của nó.
Hãy nhớ rằng tính axit của giấm cũng có thể làm hỏng men răng khi sử dụng thường xuyên. Uống qua ống hút và súc miệng bằng nước sau đó có thể giúp ngăn ngừa điều này.
Mặc dù uống giấm táo có liên quan đến lợi ích sức khỏe, nhưng tiêu thụ một lượng lớn (8 ounce hoặc 237 ml) mỗi ngày trong nhiều năm có thể nguy hiểm và có liên quan đến nồng độ kali trong máu thấp và loãng xương.
Nếu bạn gặp các tác dụng phụ khó chịu sau khi dùng giấm táo, chẳng hạn như buồn nôn, ợ hơi hoặc trào ngược, hãy ngừng dùng và thảo luận về các triệu chứng này với bác sĩ của bạn. Giấm táo tương đối an toàn với số lượng nhỏ nhưng có thể làm mòn men răng hoặc gây đau bụng ở một số người. Một lượng lớn có thể không an toàn để tiêu thụ trong thời gian dài.
Lưu ý khi sử dụng giấm táo
Luôn pha loãng giấm táo với nước trước khi uống để tránh làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Không lạm dụng giấm táo.
Không dùng giấm táo cho người có vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược acid nên hạn chế sử dụng giấm táo.
Người đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hoặc có bệnh nền, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng giấm táo.