Mặc dù nguy cơ mắc bệnh đột quỵ biểu hiện ở mỗi người khác nhau, tuy nhiên, vẫn có 3 dấu hiệu dễ nhận biết nhất sau đây mà nhiều người thường bỏ qua.
- Phát hiện thuốc giảm đau, hạ sốt làm giả tinh vi tại Hà Nội: cần cẩn trọng, tránh ảnh hưởng
- Bí quyết chế biến tim lợn với thuốc bắc, 'cứu tinh' của phụ nữ và những người mất giấc ngủ thường xuyên
Trước đây, tình trạng nhận biết đột quỵ hầu hết đều được quan sát ở 2 dấu hiệu. Theo Zing News, đó là các triệu chứng điển hình như:
- Triệu chứng về các biểu hiện rõ rệt ở bên ngoài của bệnh nhân, cụ thể: mặt bị xệ xuống, nói lắp, tê hoặc yếu tay chân (thường là một bên cơ thể), lú lẫn, chóng mặt, khó đi lại, mất thăng bằng, thị lực thay đổi ở một hoặc hai mắt... Các triệu chứng này thường bắt đầu một cách đột ngột.
- Khi bệnh nhân đến khám vì đau đầu, gặp vấn đề về nhận thức hoặc chóng mặt. Bác sĩ sẽ phát hiện bệnh đột quỵ với dấu hiệu những đốm trắng từ mô sẹo của mạch máu bị tắc nghẽn hoặc vỡ trong não. Đây cũng được xem là biểu hiện nguy hiểm vì vào thời điểm trên, bệnh đã diễn biến xấu và cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết của hàng triệu người (thiếu máu cục bộ thoáng qua), không dễ nhận biết.
Cũng theo Thanh niên thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, cứ 40 giây lại có một người ở Mỹ bị đột quỵ, căn bệnh khiến nhiều người lo sợ mỗi khi nhắc đến tên. Trong đó, bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa, 10-15% trường hợp đột quỵ xảy ra với những người dưới 50 tuổi - vì vậy không bao giờ là quá sớm để chủ động.
Trên thực tế, theo báo cáo mới của AHA, 3 dấu hiệu điển hình phát hiện bệnh đột quỵ nhanh nhất thường bị nhiều người bỏ qua được kể đến như sau:
- Thiếu hụt một phần cảm giác (không thể cảm nhận đầy đủ xúc giác, đau hoặc nhiệt độ nóng, lạnh), chóng mặt, nhìn đôi.
- Đau đầu, thay đổi trạng thái tinh thần, sững sờ, mê man được chỉ ra gặp nhiều ở phụ nữ so với nam giới.
- Bằng một số cách ‘test’ thử, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), chúng ta có thể nhận biết người bị tai biến mạch máu não thông qua nguyên tắc F.A.S.T.
Khuôn mặt (Face): Yêu cầu người đó mỉm cười. Miệng của người bị đột quỵ thường lệch sang một bên, nếp nhăn mũi - má mờ, mắt sụp. Một số bệnh nhân bị liệt cơ mặt, không thể cười hoặc cử động miệng bình thường.
Cánh tay (Arm): Yêu cầu người đó giơ cả hai cánh tay lên cao. Người bị đột quỵ thường không thể nhấc cả hai tay lên do yếu, liệt cơ tay.
Lời nói (Speech): Biểu hiện thứ 3 của người bị đột quỵ đó là rối loạn ngôn ngữ, nói khó, nói lắp. Do đó, chúng ta có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản.
Thời điểm (Time): Khi gặp những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Người bệnh cần ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.
Cũng theo báo Sức khỏe và đời sống, người bệnh hoặc nghi ngờ bệnh tai biến mạch máu não có thể chú ý các nguyên nhân:
- Thay đổi thị lực ở một hoặc cả hai mắt
- Xuất hiện cảm giác khó nuốt
- Người bệnh bị nhức đầu nghiêm trọng không rõ nguyên nhân
- Cảm thấy chóng mặt, đi lại khó khăn, khó cử động
- Xuất hiện hiện tượng nói ngọng, khó nói, lưỡi bị tê cứng
- Bị rối loạn trí nhớ.
Cách phòng bệnh đột quỵ
Ngày càng có nhiều người trẻ mắc đột quỵ, nhất là những người có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường…Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm… Những nguyên nhân được chỉ ra như lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, hút thuốc lá, mắc bệnh mỡ trong máu, thừa cân, béo phì… Chúng ta nên chủ động để có được cách phòng bệnh đột quỵ tốt:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Chú ý các thực phẩm lành mạnh, tránh các món ăn quá nhiều dầu mỡ, cay nóng, các món ăn chứa nhiều muối, đường…
- Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ. Giúp nâng cao sức khỏe tốt hơn.
- Giữ ấm cơ thể: Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa. Khi trời lạnh cần giữ ấm, không ra ngoài trời lúc sáng sớm hoặc tối muộn khi trời còn lạnh. Nếu muốn tập thể dục có thể tập trong nhà vào thời gian muộn hơn.
- Loại bỏ các thói quen xấu: Hút thuốc lá, thức quá khuya...
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả, giúp kế hoạch điều trị (nếu có) đạt kết quả tối ưu.