Khi thời tiết, môi trường chuyển giao đột ngột khiến cơ thể trẻ không thích ứng kịp, điều đó dẫn đến con dễ bị liệt mặt, méo miệng.
- Chỉ đạo khẩn: Giám sát, kiểm soát đo thân nhiệt tại cửa khẩu để phát hiện sớm bệnh đậu mùa khỉ
- Điểm danh 3 ‘siêu thực phẩm’ rẻ rề sẵn có giúp giảm nguy cơ đột quỵ, tăng cường sức khỏe vượt trội
Bé 1 tuổi bị liệt mặt do nằm quạt
Theo thông tin từ VTC News, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp nhận trường hợp bé 1 tuổi bị liệt mặt do nằm quạt. Vào buổi tối, thấy con nhiều mồ hôi nên mẹ cho quạt thổi trực tiếp vào vùng mặt, đầu gáy. Tuy nhiên, mẹ rất bất ngờ khi sáng hôm sau bé bị cảm sổ mũi và miệng méo sang trái, gia đình đã tức tốc đưa bé vào viện nhằm cứu trợ.
BSCK II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho hay, em bé này là ca điển hình liệt mặt do nhiễm phong hàn. Lúc mắc bệnh cơ thể bé đang suy yếu, trong khi thời tiết thất thường, đêm khá lạnh, bị quạt thổi thẳng vào vùng trọng yếu (mặt đầu gáy) thời gian dài khiến dây thần kinh số 7 nhiễm lạnh. Đoạn dây thần kinh số 7 nằm trong ống xương đá, vốn dĩ bị lạnh vì không có cơ che phủ dây thần kinh. Khi gặp gió lạnh đột ngột từ bên ngoài xâm nhập vào, dây số 7 càng nhanh bị nhiễm lạnh thêm.
Nguyên nhân dẫn đến liệt mặt
- Có 3 nguyên nhân gây nên liệt mặt cụ thể: phong hàn, phong nhiễm, chấn thương, thông dụng nhất là do phong hàn.
- Trường hợp trẻ dễ bị nhiễm phong hàn được nhắc đến có thể do dùng quạt, điều hòa, trẻ có cơ thể yếu, thời tiết chuyển giao đột ngột. Theo Y học cổ truyền, do phong hàn (lạnh quá), bệnh nhân bị liệt mặt vì gặp phải yếu tố thời tiết và các tác động làm nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Đông y cho hay phong hàn là do gió còn tây y hướng dẫn do siêu vi gây nên. Biểu hiện của bệnh thường là rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn, ho, sợ gió, sợ lạnh, nhức đầu, ngạt mũi, chảy mũi, sốt nhẹ, không mồ hôi, đau đầu, người đau ê ẩm.
- Lương y quốc gia Anh Đào (nguyên bác sĩ Viện Y học cổ truyền Quân đội, bác sĩ Phòng khám đông y 138A Giảng Võ, Hà Nội) cũng chia sẻ trên báo Tiền Phong cho hay, vào mùa thu rất nhiều người dễ bị cảm, phong hàn. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc chứng cảm, phong hàn, tà khí (phong, hàn) dễ xâm nhập cơ thể và gây bệnh.
Cách khắc phục
- Bác sĩ cũng chỉ rõ, khi thời tiết giao mùa, trước khi bước vào phòng quá lạnh hoặc quá nóng trẻ phải có thời gian thích nghi ở trong nhà để ổn định nhiệt độ cơ thể. Điều hòa phải tỏa khắp phòng, quạt không phả thẳng vào mặt hoặc cổ gáy.
- Phụ huynh cần chăm sóc cho con đầy đủ về thể chất, đảm bảo sức khỏe, phòng các bệnh do phong hàn.
- Tránh nhiệt độ ngoài trời và trong nhà thay đổi đột ngột dẫn đến tình trạng phong hàn và liệt mặt.
- Khi trẻ bị liệt mặt, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên môn để chữa trị sớm. Nếu để trẻ bị liệt mặt lâu, không chữa trị kịp thời thì sẽ liệt cứng, méo miệng, để lại di chứng lâu dài.
Một số cách chữa trị
- Liệt mặt ở y học cổ truyền sẽ chữa trị bằng xoa bóp bấm huyệt để tác động vào các nhóm cơ của khuôn mặt kết hợp với châm cứu, trong vòng 2 tuần trẻ sẽ ổn định. Muốn trẻ ổn định lại cơ mặt thì sẽ mất khoảng 4 tuần.
- Sử dụng cháo giải cảm để giảm phong hàn bằng cách như: Dùng hành tăm cả rễ 20g, gừng tươi 10g, gạo nếp 50g để nấu cháo loãng. Hành thái nhỏ, gừng thái tăm, hay giã nát cho vào bát. Khi cháo chín, múc ra khi đang sôi cho vào bát quấy đều. Ăn cháo nóng, trùm chăn cho ra mồ hôi. Hành, gừng để phát hãn giải biểu, cháo nóng để giúp hành gừng và bổ chính khí.
Lưu ý: Nếu đã ra mồ hôi thì không dùng bài thuốc này.
- Ngoài ra còn có thể đánh cảm, xông hơi, đánh gió và sử dụng các loại nguyên liệu có tác dụng giải cảm như: gừng, sả,