Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, một đợt gió mùa đông bắc có cường độ khá mạnh sắp tràn xuống nước ta.
- Tình tiết bất ngờ trong vụ bé gái 5 tuổi bị 2 con chó của gia đình cắn tử vong: Chó canh giữ trang trại khoảng 1.000-2.000 rắn hổ mang
- Chú rể Bình Định dùng 1 tấn rau củ trang trí đám cưới, cả xóm mang rau củ về xào vui như hội
Theo thông tin từ báo Lao Động, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/11, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam.
Khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5.
Từ ngày 26/11, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh, vùng núi trời rét. Từ đêm 26/11, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm.
Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
Khu vực Hà Nội tối và đêm 25/11, có mưa rải rác; ngày 26/11 trời chuyển lạnh; từ đêm 26/11 trời chuyển rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 17-19 độ C.
Theo thông tin từ báo Dân trí, cơ quan khí tượng cho biết, trong 24 giờ qua (19h ngày 22/11-19h ngày 23/11) khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 407,6mm; Bà Nà (Đà Nẵng) 300,2mm; Trà My (Quảng Nam) 264,6mm,...
Cơ quan khí tượng đánh giá, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.
Cảnh báo trong 3-6 giờ tới, khu vực các tỉnh trên tiếp tục có mưa, với lượng mưa tích lũy phổ biến: Bình Định 40-80mm, có nơi trên 120mm; các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi 20-50mm, có nơi trên 90mm; Phú Yên 10-25mm, có nơi trên 50mm.
Trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện của các tỉnh nói trên.
Lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế - xã hội.
Cơ quan khí tượng kiến nghị các địa phương lưu ý rà soát các điểm nghẽn dòng, các vị trí xung yếu trên địa bàn để bảo đảm an toàn.