Lá sương sâm, nguyên liệu quen thuộc trong món thạch giải khát mùa hè, còn ẩn chứa nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà ít ai biết đến.
- Lá sương sâm có tác dụng gì đối với sức khỏe?
- Khoai lang tím không chỉ là 'khắc tinh' của ung thư mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Sương sâm là loại cây thân leo, thường bò hoặc mọc ở bờ rào, bờ tường, hoặc các loại cây khác. Đây là một loại cây lâu năm. Thân cây thường dài khoảng 3 - 5m, thậm chí có những cây lâu năm dài đến 10m với nhiều cành nhánh. Cây mới có thể được trồng từ thân cây. Bộ rễ của cây là rễ cọc, ăn sâu vào đất, có sức sống mạnh mẽ.

Tại Việt Nam, cây sương sâm được chia thành hai loại chính là:
Cây sương sâm lá lông: Lá cây được phủ một lớp lông mịn ở mặt dưới, lá cây không xanh đậm như sương sâm trơn. Hoa mọc ở cách nách thân leo và phân nhánh. Quả khi chín chuyển sang màu vàng.
Cây sương sâm lá trơn: Cây có nhánh mảnh, có lớp gai nhọn và lông nhịn bao phủ bên ngoài. Cây cho ra hoa từ tháng 3 đến cuối tháng 6, sau đó bắt đầu kết quả. Quả chín có màu tím như nho đen.

Các tác dụng của lá cây sương sâm
Tốt cho người bị tiểu đường: Theo các chuyên gia, lá cây sương sâm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Nguyên nhân chính là việc sử dụng nước lá sương sâm giúp hạ đường huyết, giảm sự phóng thích của glucose từ gan, kích thích sản xuất insulin trong cơ thể.
Ngăn ngừa ung thư: Không chỉ giải nhiệt, lá sương sâm còn được chứng minh có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt chất flavonoid dồi dào trong lá sương sâm có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư phổi và buồng trứng. Một thử nghiệm trong ống nghiệm còn cho thấy dịch chiết lá sương sâm có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư này, nhờ vào hoạt chất oxoanolobine.
Chống táo bón: Lá sâm còn giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, chống táo bón hiệu quả. Tình trạng táo bón thường gặp do chế độ ăn thiếu chất xơ, phân ở đại tràng quá lâu ngày bị tái hấp thu nước nên đóng thành khuôn, khô cứng khó đi. Dùng lá sâm làm thạch có chứa nhiều nước giúp tăng thể tích dịch trong lòng ruột, làm cho phân mềm ra, dễ đi hơn, chữa táo bón.

Làm đẹp da: Lá sương sâm chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da, duy trì làn da tươi trẻ. Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện, chế phẩm từ lá sương sâm có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo da, tăng sinh collagen và ức chế các enzyme gây lão hóa. Nhờ đó, làn da được bảo vệ, ngăn ngừa nếp nhăn, chảy xệ và các dấu hiệu tuổi tác khác. Uống nước lá sương sâm hoặc đắp mặt nạ từ lá sương sâm giúp da sáng mịn, giảm nếp nhăn, ngăn ngừa mụn.
Các lưu ý trong quá trình sử dụng lá sương sâm
Tuy có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, việc sử dụng lá cây sương sâm cũng cần được lưu ý như sau:
- Không nên ăn quá nhiều thạch sương sâm bởi có thể gây ra tình trạng tiêu chảy. Theo khuyến cáo, không nên sử dụng quá 2 ly thạch sương sâm trong một ngày với người lớn và ½ ly trong một ngày với trẻ nhỏ.
- Theo Đông Y, lá sương sâm có tính hơi độc, do đó, không nên quá lạm dụng.

- Nên ưu tiên sử dụng lá sương sâm tươi vì để có được hàm lượng các chất chiết xuất là nhiều nhất.
- Mẹ bầu có thể sử dụng thạch sương sâm để giảm các tình trạng tiêu bón trong thai kỳ. Tuy nhiên, cần sử dụng với định mức hợp lý.