Ăn cà tím có tốt không? 5 tác dụng bất ngờ của cà tím tới sức khỏe

Dinh dưỡng 22/04/2025 05:00

Cà tím là một loại thực phẩm xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn ở Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết đến những lợi ích chữa bệnh của cà tím.

Cà tím có tên khoa học là Solaum melongena L, tên Hán việt là Nuy qua, thuộc họ cà (Solanaceae), cùng họ với một số loại thực phẩm như Cà chua, Khoai tây và Hồ tiêu.

Cây cà tím có dạng thân thảo, ưa nhiệt. Thân cây cao 50 -150cm, có gai nhỏ quanh thân; Lá phiến rộng, mặt dưới có lông tơ bao phủ; Hoa có màu trắng hoặc tím nhạt, nhị hoa vàng; Quả mọng, mọc đơn lẻ, hình thuôn dài từ 15 - 23cm, đường kính quả khoảng 4 - 5cm hoặc lớn hơn tùy giống cà. vỏ quả mỏng có màu tím, bên trong có hạt nhỏ.

Ăn cà tím có tốt không? 5 tác dụng bất ngờ của cà tím tới sức khỏe - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Ở Việt Nam, cà tím còn được gọi là cà nâu hay cà dê. Cà tím là một loại thảo mộc nóng hàng năm. Thân cao 50 - 150 cm, thường có gai nhỏ. Lá to, phiến lá rộng, mặt dưới có lông. Hoa màu trắng hoặc tím nhạt với nhị màu vàng.

Công dụng của cà tím đối với sức khỏe

Tốt cho tim mạch: Là thực phẩm giàu kali giúp ổn định nhịp tim. Thêm vào đó trong cà tím có nhiều flavonoid giảm lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể, chính những điều này giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cải thiện trí nhớ: Chất dinh dưỡng phyto có trong cà tím tốt cho sức khỏe tinh thần và nhận thức, giúp loại bỏ các độc tố, tăng lưu lượng tuần hoàn não vì vậy tốt cho khả năng phân tích và duy trì trí nhớ.

Ngăn ngừa thiếu máu: Một trong những nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt, trong cà tím giàu chất sắt, giúp dự phòng thiếu máu. Ngoài ra có vai trò quan trọng trong phát triển hồng cầu vì giúp chuyển hóa protein.

Ăn cà tím có tốt không? 5 tác dụng bất ngờ của cà tím tới sức khỏe - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Giúp xương chắc khỏe: Trong cà tím chứa phenolic, giúp xương chắc khỏe dự phòng loãng xương. Ngoài ra trong cà tím chứa lựng chất sắt và canxi-chất dinh dưỡng thiết yếu, cần thiết cho xương chắc khỏe.

Tác dụng lợi tiểu: Sự tích tụ nước trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: kinh nguyệt, mãn kinh, bệnh tim, bệnh thận, thai nghén… vì vậy nên dùng nước cà tím có tác dụng lợi tiểu giúp thải trừ các chất độc ra khỏi cơ thể.

Ăn cà tím như thế nào mới tốt?

Cà tím là nguồn thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý khi thường xuyên ăn cà tím:

Chuẩn bị: Độc tố của cà tím xanh khá cao, không thể hòa tan trong nước, tốt nhất bạn nên ngâm cà tím vào nước muối có pha thêm vài giọt giấm để giảm bớt đáng kể. Bóp nhẹ cà tím để loại bỏ chất độc và hạt dễ dàng hơn.

Ăn cả vỏ: Nhiều người cho rằng vỏ cà tím không tốt cho tiêu hóa, nhưng ngược lại, chúng rất giàu vitamin B, hỗ trợ quá trình hấp thụ vitamin C trong cơ thể.

Ăn cà tím có tốt không? 5 tác dụng bất ngờ của cà tím tới sức khỏe - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Kết hợp với các thực phẩm khác: Nên chế biến cà tím với các thực phẩm khác để giảm lượng cà tím tiêu thụ và tăng chất dinh dưỡng.

Không ăn quá nhiều: Một người lớn không nên dùng quá 250 g cà tím trong một khẩu phần ăn. Không sử dụng liên tục trong vài ngày.

Hạn chế đồ chiên: Trong đồ chiên, rán, chất xơ sẽ hấp thụ nhiều chất béo, đồng thời làm mất đi 50% chất dinh dưỡng trong cà tím.

Không dùng chung với tôm càng, tôm càng: Tôm càng và cà tím đều dễ tan, dễ gây khó tiêu.

Lựa chọn cà tím: Cà tím chỉ ngon nếu quả còn non, tươi, không quá già hoặc héo. Vì cây càng già thì độc tính của chúng càng lớn.

Không nấu ở nhiệt độ quá cao: Khi bạn nấu ở nhiệt độ quá cao sẽ làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng trong cà chua và tăng lượng độc tố.

Ăn cà tím nhiều năm nhưng bạn đã biết 5 "đại kỵ" nhất định phải tránh để loại bỏ độc hại

Cà tím là loại thực phẩm xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn ở Việt Nam, tốt cho sức khỏe, nhưng khi ăn cần có một số lưu ý.

TIN MỚI NHẤT