Rau ngót là món ăn được nhiều người yêu thích, vậy nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, vậy những ai nên hạn chế ăn rau ngót?
- Rau ngót được ví như “thần dược xanh” vì vừa có tác dụng giải độc gan vừa bơm máu cực tốt mà không phải ai cũng biết
- Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm người này nên tránh xa
Rau ngót là loại rau phổ biến, bình dân, giá rẻ mà bạn có thể tìm mua dễ dàng ở các chợ, cửa hàng thực phẩm hay siêu thị. Rau ngót có vị thanh mát, tính hàn, phù hợp với khẩu vị mọi thành viên trong gia đình từ những em bé, người trưởng thành đã đi làm đến những thành viên lớn tuổi hơn.

Không chỉ có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, rau ngót còn được coi là bài thuốc dân gian chữa bệnh đau nhức xương khớp, bệnh tươi lưỡi, đái dầm, đau mắt đỏ, trị nám da và là nguyên liệu của những nước uống giải độc…
Những người không nên ăn rau ngót
Phụ nữ đang mang thai: Do rau ngọt có tính hàn, rau ngót được xem là "đại kỵ" cho phụ nữ đang mang thai.. Đặc biệt với những thai phụ có tiền sử các bệnh liên quan tới sẩy thai, sinh non, thụ tinh trong ống nghiệm lại càng nên tránh xa loại rau này. Nhất là nước rau ngót sống còn độc hơn rau ngót nấu chín rất nhiều lần. Nếu phụ nữ mang thai uống vào sẽ dẫn tới sẩy thai ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Nguyên nhân là trong rau ngót có chứa chất papaverin có tác dụng làm giảm đau, hạ huyết áp do giãn cơ trơn của mạch máu. Khi sử dụng nhiều rau ngót, papaverin có thể gây tăng co thắt tử cung và dẫn tới sẩy thai.
Người cao tuổi, người hay bị mất ngủ, ăn kém: Rau ngót được nghiên cứu có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Theo nghiên cứu, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động của rau ngót. Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ, nếu muốn ăn phải ăn loại rau được nấu chín hoàn toàn, không được ăn sống, uống nước ép.

Người bị huyết áp thấp: Với tác dụng làm giãn mạch và giảm huyết áp, người bị huyết áp thấp nên thận trọng khi ăn rau ngót. Ăn quá nhiều rau ngót có thể khiến huyết áp giảm quá mức, gây chóng mặt, mệt mỏi và các vấn đề sức khỏe khác.
Người có vấn đề về thận: Rau ngót tính thanh nhiệt, giải độc rất mạnh, nếu cơ thể không xử lý kịp, sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, đặc biệt với những người bị bệnh thận mãn tính. Vì vậy, người có bệnh lý về thận nên hạn chế ăn rau ngót.
Những lưu ý khi sử dụng rau ngót trong bữa ăn hàng ngày
Để ăn rau ngót đem lại lợi ích cho sức khỏe mà không gây ra các tác dụng phụ, các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên ăn rau ngót sống dưới các dạng chế biến như nước ép rau ngót, salad… Vừa đảm bảo sức khỏe lại giúp ngon miệng, canh rau ngót là lựa chọn hàng đầu, các bạn có thể nấu rau ngót với thịt bằm, hến, trai... để cung cấp nhiều dinh dưỡng.
- Không nên ăn rau ngót trong một thời gian dài và thường xuyên. Mỗi tuần các bạn chỉ nên ăn 3-4 bữa rau ngót, trong các bữa ăn nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác như cá, trứng, thịt, củ quả, các loại rau xanh khác …

- Đối với bà bầu, 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn rau ngót, trong suốt thời gian thai kỳ nên hạn chế không ăn loại rau này. Một số loại rau bổ dưỡng khác mẹ bầu có thể lựa chọn như rau bó xôi, bông cải xanh… những thực phẩm này rất giàu vitamin và khoáng chất.
- Người cao tuổi, kém ngủ, còi xương… không nên ăn quá nhiều rau ngót. Vì có thể sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng này.
- Trước khi chế biến rau ngót nên rửa sạch rau với nước muối pha loãng, để giữ dưỡng chất trong rau không nên vò nát. Đặc biệt, nên ăn rau theo đúng vụ mùa để tránh chọn phải loại rau có nhiễm hóa chất.