Trẻ ăn cơm sớm có tốt không, bao nhiêu tháng cần cho ăn dặm?

Bài học làm mẹ 25/04/2025 06:53

Nhiều người lớn tuổi quan niệm cho con ăn cơm sớm thì trẻ mau cứng cáp, khỏe mạnh. Tuy nhiên, các bác sĩ đã chỉ ra những sai lầm trong thói quen này.

Tác hại khi cho trẻ ăn cơm sớm

Ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa thường chưa phát triển hoàn thiện như người lớn, chưa có đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa còn ít, đặc biệt là chưa có men amylase để tiêu hóa tinh bột. Nếu cho trẻ ăn cơm quá sớm thì hệ quả nghiêm trọng có thể là gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày,.. ở trẻ. Ngoài ra, trẻ sẽ trở nên biếng ăn vì ăn cơm không đúng thời điểm, không cảm thấy ngon miệng. Từ đó, trẻ dễ hình thành thói quen ngậm thức ăn.

Ngoài ra, một nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ trong 2 năm đầu đời vẫn là sữa mẹ. Nếu trẻ ăn cơm sớm, lượng sữa cần thiết được hấp thu sẽ giảm đi vì trẻ luôn cảm thấy đầy bụng, không muốn uống sữa. Như vậy, việc cho trẻ ăn cơm sớm có thể tiềm ẩn nguy cơ khiến bé bị suy dinh dưỡng.

Mặt khác, khi cho trẻ ăn cơm sớm vì sợ con không nhai nên một số bà mẹ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mớm, rất mất vệ sinh, thậm chí còn là nguồn lây truyền bệnh cho trẻ.

Trẻ ăn cơm sớm có tốt không, bao nhiêu tháng cần cho ăn dặm? - Ảnh 1
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Đối với trẻ em, chế độ ăn được tuần tự từ các thức ăn lỏng như sữa, chuyển sang bột loãng, bột đặc, sau đó đến cháo và cơm.

Trong từ 4-6 tháng đầu đời, trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn. Phụ huynh có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm từ lúc 4-6 tháng bằng các loại bột dinh dưỡng, song song với việc bú sữa mẹ.

Đến khoảng 7 tháng, các bé có thể bắt đầu tập ăn cháo. Giai đoạn này, cháo cần thật loãng, rau, thịt phải dùng máy xay xay thật nhuyễn.

Khoảng 9 tháng tuổi, bé có thể dần ăn cháo đặc hơn và đến 12 tháng tuổi, giai đoạn mà đa phần các bé đã có ít răng để nhai thức ăn, có thể tập cho bé ăn cơm mềm, nát với phần thức ăn cũng được xử lý để mềm, miếng nhỏ vừa miệng.

Thời gian hợp lý để bắt đầu tập ăn cơm phụ thuộc vào bé mọc răng khi nào vì bé cần có răng mới nhai được cơm. Nếu bé mọc răng sớm, trước 12 tháng ít lâu đã nhiều răng thì ăn cơm sớm một chút cũng không sao, tuy nhiên, tập ăn cơm từ 9 tháng là quá sớm. Có thể chính việc không đủ răng để nhai khiến bé khó khăn khi ăn, ăn kém đi, khó tiêu vì thức ăn không được nhai kỹ.

Nên lưu ý rằng tuyệt đối không bỏ sữa khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Nếu vẫn đang cho con bú sữa mẹ, điều đó càng tốt hơn cho sự phát triển của trẻ, vì vậy không có gì phải lo lắng hay nghĩ đến chuyện cai sữa sớm nếu vẫn còn khả năng cho con bú.

Trẻ ăn cơm sớm có tốt không, bao nhiêu tháng cần cho ăn dặm? - Ảnh 2
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Ăn cơm có gây nghẹn cho trẻ hay không?

Các tổ chức nhi khoa đã cảnh báo gạo có nguy cơ gây nghẹt thở tiềm ẩn cho trẻ khi dưới 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi nấu chín và cho bé đúng cách như nghiền nát thức cơm có thể giúp giảm được rủi ro để bé có thể thỏa mái ăn cơm.

Đồng thời, để tránh tình trạng bị nghẹn khi ăn em bé phải được giám sát cẩn thận trong lúc ăn. Hơn nữa, cha mẹ cũng hãy đảm bảo làm theo các nguyên tắc dưới đây:

Khi cho trẻ ăn, em bé phải được ngồi đúng cách khi ăn, không vừa nằm vừa ăn hoặc bế khi ăn. Nên cho trẻ ngồi trên ghế cao vừa tầm với bàn ăn dành cho người lớn hay ngồi ghế dùng cho trẻ. Không cho trẻ ăn khi đang ngồi trong xe hơi, xe đẩy.

Hơn nữa, cũng giống như các thức ăn khác, các mẹ khi cho trẻ ăn cơm cũng có thể áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Đây là một cách giúp giới thiệu thức ăn đặc, trẻ sẽ tự thiết lập tốc độ cho giờ ăn, cụ thể là khi đưa một đĩa thức ăn bằng tay cho trẻ, trẻ sẽ tự chọn lượng và loại thức ăn trẻ muốn ăn, điều này vừa đem lại cảm giác thú vị mà vừa an toàn cho trẻ.

Cha mẹ cần lưu ý điều này để đẩy lùi suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ

Không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao, suy dinh dưỡng thấp còi còn để lại nhiều hậu quả, tác động tiêu cực đến sức khỏe, sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tầm vóc của trẻ.