Huấn luyện viên về sức khỏe đường ruột và Ayurveda Dimple Jangda có bài chia sẻ trên tài khoản Instagram cá nhân những lý do tại sao bạn nên cân nhắc kỹ trước khi hâm nóng lại trà masala chai.
- Nghiền nát chuối xanh với mật ong và dùng theo cách này bạn sẽ thu được lợi ích bất ngờ
- Hướng dẫn cách đọc nhãn mác dầu ăn và những điều bạn cần biết để chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe
Đây là lý do tại sao bạn không nên hâm nóng lại trà, theo chuyên gia. Theo Dimple Jangda việc hâm nóng trà masala chai có thể gây hại cho sức khỏe của bạn theo ba cách sau:
1. Có thể gây thiếu sắt
Việc hâm nóng lại trà masala chai có thể là lý do khiến bạn bị thiếu sắt. Dimple Jangda giải thích rằng lá trà có chứa tannin - một hợp chất tạo nên màu sắc và hương vị đặc trưng của trà masala chai. Tuy nhiên, khi bạn hâm nóng lại trà, nó cũng dẫn đến nồng độ tannin cao hơn. Điều này có thể gây hại, vì tannin ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác mà bạn tiêu thụ trong ngày. Chuyên gia nói rằng nó có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt gần 30-40%, dẫn đến tình trạng thiếu sắt.
2. Các vấn đề về axit và dạ dày
Không chỉ vậy, việc hâm nóng lại trà chai cũng có thể gây ra tình trạng axit và các vấn đề liên quan đến dạ dày. Dimple Jangda cho biết: "Khi chúng ta nấu quá chín lá trà, chúng sẽ trở nên có tính axit, đặc biệt là khi trộn với sữa". Hợp chất có tính axit này có thể dẫn đến chứng ợ nóng, trào ngược axit và cảm giác nóng rát ở dạ dày. Nó cũng có thể gây ra rất nhiều khó chịu trong suốt cả ngày.
3. Mất nước
Bạn có biết rằng việc hâm nóng trà cũng có thể khiến bạn bị mất nước không? Nguyên nhân là do trà có chứa caffeine và khi bạn nấu quá kỹ, nồng độ caffeine sẽ tăng lên. Dimple Jangda chia sẻ rằng caffeine cũng là một chất lợi tiểu nhẹ. Vì vậy, bạn có thể thấy mình vội vã vào phòng vệ sinh và đi tiểu thường xuyên hơn. Thêm vào đó, nó có thể khiến bạn cảm thấy mất nước.
Vậy, cách uống trà đúng cách là gì?
Chuyên gia khuyên bạn không nên hâm nóng lại trà và nên uống khi còn tươi. Khi pha trà, Dimple Jangda khuyên bạn nên ủ lá trà không quá 3-5 phút. Dimple Jangda cũng đưa ra lời khuyên không nên thêm sữa vào trà chai và hãy chọn các loại thay thế không chứa lactose như sữa hạnh nhân hoặc sữa dừa. Tốt hơn nữa, bạn có thể chuyển sang các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc , trà dâm bụt, trà bồ công anh và trà xanh. Dimple nói rằng những loại trà này chứa ít tannin hơn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn so với trà thông thường. Thêm vào đó, chúng cũng giúp giải độc cơ thể và loại bỏ tất cả các chất độc có hại.