Nếu phải kể tên một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao nhất, được ngợi ca nhiều nhất về những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe con người thì đó hẳn là trái bơ. Vậy ăn bơ có tác dụng gì?
- Rau ngót được ví như “thần dược xanh” vì vừa có tác dụng giải độc gan vừa bơm máu cực tốt mà không phải ai cũng biết
- Không ngờ mỗi ngày thêm một ít bơ vào khẩu phần ăn lại mang đến 5 công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Bơ là loại trái cây này rất được yêu thích vì hương vị ngon. Bạn có thể sử dụng trái cây này theo nhiều cách khác nhau như ăn nguyên miếng, dằm nhuyễn, xay sinh tố, trà sữa bơ, trộn salad, làm sốt kem, nấu chè, làm kem, làm bánh, làm sushi,...

Bơ không chỉ là một loại trái cây thơm ngon, bơ còn là một kho báu dinh dưỡng, cung cấp một loạt các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe con người. Bơ là một nguồn tuyệt vời của vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin K, vitamin C, vitamin E, kali và folate. Những chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Nó còn là một trong những trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường chức năng tim mạch, hệ miễn dịch, mắt, xương khớp,... Vậy ăn nhiều bơ có tốt không?
Công dụng của quả bơ
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Bơ chứa chất béo không bão hòa đơn, giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hàm lượng kali cao trong bơ cũng giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ.
Bơ có chứa hàm lượng chất xơ đáng kể. Chất xơ có tác dụng giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Các chất chống oxy hóa trong bơ, chẳng hạn như vitamin E, có thể giúp bảo vệ chống lại stress oxy hóa, một yếu tố góp phần vào bệnh tim mạch.
Hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện miễn dịch
Trong trái bơ có cả chất xơ không hòa tan và chất cơ hòa tan. Các loại chất xơ này hỗ trợ nhuận tràng, giúp phòng ngừa táo bón, phòng ngừa bệnh trĩ do táo bón.

Ngoài ra, chất xơ hòa tan trong trái bơ còn là nguồn thức ăn lý tưởng cho các vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Khi những lợi khuẩn này phát triển khỏe mạnh, hệ miễn dịch tự nhiên sẽ được nâng cao. Bởi có đến 70% hệ miễn dịch tập trung ở đường ruột đó bạn nhé!
Thị giác
Bơ chứa lutein và zeaxanthin là chất giúp hấp thụ sóng ánh sáng gây hại cho thị lực. Những người ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa ít có khả năng bị thoái hoá điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Hầu hết các chất chống oxy hóa của một quả bơ được tìm thấy trong phần thịt màu xanh đậm gần với vỏ nhất.
Ngừa ung thư
Folate, phytochemical và carotenoid là những thành phần dồi dào trong quả bơ, đã được nghiên cứu có thể phòng ngừa một số loại ung thư. Một quả bơ có thể cung cấp 1/3 nhu cầu folate của người trưởng thành bình thường.
Cách ăn bơ tốt nhất cho sức khỏe
Dù bơ có nhiều lợi ích nhưng không có nghĩa là chúng ta có thể ăn tùy tiện thế nào cũng được. Đây là gợi ý những cách ăn bơ tốt nhất cho sức khỏe của bạn:
Có rất nhiều dưỡng chất tốt, đặc biệt là chất chống oxy hóa tập trung ở phần thịt màu xanh đậm ngay sát lớp vỏ. Nhưng nhiều người lại có thói quen bỏ lớp thịt màu xanh này. Đây là việc làm vô cùng lãng phí.

Tùy mục đích sử dụng, bạn có thể chọn thời điểm ăn bơ phù hợp. Muốn tăng cân, bổ sung dinh dưỡng, bạn có thể ăn bơ vào sau bữa chính hoặc vào các bữa phụ trong ngày. Muốn giảm cân, bạn có thể ăn bơ trước bữa chính khoảng 30 phút.
Lượng bơ nên tiêu thụ mỗi ngày cũng phụ thuộc vào mục đích của bạn. Một người trưởng thành không nên ăn quá 1/2 đến một trái bơ mỗi ngày, tùy kích thước của quả.
Trong một số trường hợp, chúng ta không nên ăn bơ như: Khi đang bị rối loạn tiêu hóa, khi bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong trái bơ, khi bị mắc bệnh gan, khi đang dùng các loại thuốc chữa bệnh.
Chúng ta cũng không nên ăn bơ cùng các loại đồ uống lạnh, dưa hấu hay các loại đồ ăn giàu chất béo.