Mướp là loại quả được bán rất rẻ thường xuất hiện trong bữa cơm gia đình người Việt. Tuy nhiên, gần đây mướp trở thành thực phẩm hot ở các nước khác.
- 3 loại trái cây mẹ bầu cần tránh trong thai kì, quả đầu tiên cần cẩn trọng nhất
- 5 loại thực phẩm sau được mệnh danh là 'máy bơm collagen', ăn vào da căng bóng mịn màng, trẻ mãi không già
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã tựng một lần ăn canh cua với mướp, mướp rất dễ trồng nên giá thành rẻ và xuất hiện rất nhiều trong các chợ đến siêu thị ở Việt Nam. Dạo gần đây, ở Trung Quốc và mốt số quốc gia khác trên thế giới nó lại trở nên hot hơn bao giờ hết với giá thành rất đắt đỏ.
Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch. Mướp già đốt tồn tính, dùng làm thuốc có thể khử phong, hóa đờm, lương huyết, giải độc, sát khuẩn, thông kinh lạc, thông sữa. Theo”Lục xuyên bản thảo” mướp sinh cân chỉ khát, giải nhiệt trừ phiền, làm nhuận da, trị chứng khát bệnh nhiệt, trị thân nhiệt phiền táo.
Y dược học hiện đại phát hiện quả, lá, dây của cây mướp đều có thể chữa bệnh. Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C… Chính vì vậy, quả mướp từ lâu đã được mệnh danh là “nhân sâm trong vườn” hay “nhân sâm của người nghèo”.
Trước kia, mướp vốn là loại quả dại ở các vùng nông thôn, người Trung Quốc thường lấy quả mướp, lá mướp làm thức ăn cho gia súc. Nhưng ngày nay, mướp lại trở thành “đặc sản” khoái khẩu và bán rất chạy ở xứ tỉ dân. Ở Việt Nam, thì mướp có giá thành rất rẻ từ 10 ngàn đến 20 ngàn đồng/ 1kg và có thể dễ dàng mua ở bất kì đâu.
Một số công dụng của mướp
Quả, lá, dây mướp đều có tác dụng chống nhăn da. Cách lấy nước mướp làm đẹp da măt như sau: Lấy kéo cắt ngang dây mướp có quả cách mặt đất chừng 50cm để phần dây mướp còn lại uốn cong, miệng cắt quay xuống, cắm vào một bình thủy tinh sạch. Dùng băng dính bịt kín miệng bình. Chờ nước mướp chảy vào đầy thì dùng miếng vải sợi nhỏ lọc nước mướp. Cho nước mướp đã lọc vào lọ, đặt vào tủ lạnh dùng dần. Khi sử dụng nên cho vào nước mướp một giọt dầu thơm, một chút rượu.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Chữa viêm họng: Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần.
Chữa ho, hen kéo dài: Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Trị nổi mề đay: Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.
Lưu ý: Những người tỳ vị hư yếu hay đau bụng, đại tiện lỏng nát không nên dùng.