Triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý là một hội chứng rối loạn thần kinh và nó ảnh hưởng đến sự phát triển của não và hệ thần kinh.
- Bí kíp cùng con vượt qua “khủng hoảng tuổi lên 3” một cách nhẹ nhàng nhất
- Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi trong mùa hè nắng nóng
Khi mắc hội chứng này, các vùng não khác nhau không tương tác với nhau theo cách mà chúng nên làm. Đây là lý do tại sao trẻ có triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý có thể gặp khó khăn hơn trong việc suy nghĩ, học tập, thể hiện cảm xúc hoặc kiểm soát hành vi của mình.
Các triệu chứng
- Trẻ mới biết đi bị rối loạn tăng động giảm chú ý có thể có các triệu chứng sau:
- Nói chuyện liên tục
- Không thể tập trung trong thời gian dài
- Thay đổi trạng thái thường xuyên
- Bồn chồn
Cách điều trị
Cha mẹ có thể sử dụng lời nói, hành động, cử chỉ… tác động tới con để điều chỉnh lại hành vi theo hướng tích cực hơn. Đồng thời, thiết lập thời gian biểu rõ ràng, cụ thể giúp tạo những thói quen tốt cho trẻ.
Luôn khen ngợi, biểu dương với những việc làm tốt và có những hình phạt phù hợp với hành vi không đúng của con. Thách thức lớn nhất với cha mẹ khi thực hiện liệu pháp này đó là phải phải duy trì mỗi ngày.
Sử dụng thuốc tây:
Nhóm thuốc kích thích: Kích thích não bộ tăng sản sinh chất dẫn truyền thần kinh, giúp trẻ tập trung chú ý, giảm bớt các hành vi bốc đồng, hiếu động.
Nhóm thuốc không kích thích: Có tác dụng tương tự như chất dẫn truyền thần kinh, giúp kiểm soát cảm xúc, giảm sự kích động quá mức ở trẻ.
Nhóm thuốc chống trầm cảm: Hữu ích trong một số trường hợp tăng động giảm chú ý có kèm tình trạng rối loạn cảm xúc, trầm cảm
LƯU Ý: Thuốc tây không phải lựa chọn ưu tiên, bởi lẽ thuốc chỉ giúp cải thiện triệu chứng tạm thời, không giải quyết triệt để căn nguyên. Ngay khi ngưng sử dụng, bệnh vẫn có thể tái phát trở lại, còn chưa kể đến những tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp phải như: Đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay, tăng huyết áp, chán ăn, giảm cân, rối loạn cảm xúc, rối loạn về giấc ngủ,…
Lời khuyên cho các bố mẹ khi con bị hội chứng tăng động
1. Đưa bé đi kiểm tra
2. Điều chỉnh chế độ ăn
3. Không cãi nhau trước mặt bé
. Đặt ra các giới hạn cho con
5. Thưởng phạt bé hợp lý
6. Tập khả năng kiên nhẫn
7. Cùng tham gia các hoạt động
8. Tạo trò chơi luyện trí nhớ
9. Cần thật nhẫn nại và bao dung
Mong rằng với những chia sẻ này đã giúp bạn có thể dễ dàng phân biệt được đâu là hiếu động và đâu là tăng động. Bạn nên nhớ rằng, tăng động là biểu hiện về tinh thần mà bản thân trẻ cũng không hề mong muốn. Bố mẹ cần hiểu rõ để thay vì nổi nóng mà cần phải nhẹ nhàng với trẻ nhiều hơn nữa. Chỉ có như vậy mới giúp bé sớm cải thiện và phát triển bình thường.