“Khủng hoảng tuổi lên 3” chắc hẳn đây là giai đoạn khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Vậy làm cách nào để cùng con vượt qua giai đoạn này?
- 4 loại trái cây mẹ bầu nên hạn chế ăn bởi không tốt cho sự phát triển của thai nhi
- Có thu nhập khủng hàng 100 tỷ/phim, Lý Hải- Minh Hà vẫn dạy con siêu tiết kiệm, cho các bé ngủ chung dưới đất, học trường công thay vì quốc tế
Các biện pháp giải quyết khủng hoảng cho trẻ
- Khi trẻ có những thái độ như bướng bỉnh, tranh giành, đánh bạn thì người lớn không nên quát mắng trẻ, cấm trẻ chơi trò chơi hay giật đồ chơi từ tay trẻ. Hãy giải thích cho bé hiểu, đâu là của mình, đâu là của bạn, hành động nào là sai, hành động nào là đúng.
- Khi trẻ khóc lóc, ăn vạ, thay vì dỗ dành thì hãy đánh lạc hướng trẻ bằng cách tạo ra các hoạt động khác để thu hút sự chú ý của chúng thậm chí, đôi khi, hãy “phớt lờ” đi tiếng khóc đó. Mỗi lần ăn vạ – hay còn gọi là những cơn tantrum, hãy để trẻ khóc, trẻ bình tĩnh, sau đó hãy nói chuyện. Khi trẻ khóc ăn vạ rất to, hạn chế động chạm vào người bé.
- Nếu trẻ đòi hỏi vượt quá giới hạn, cha mẹ cần tỏ thái độ thái độ nghiêm khắc và tuyệt đối không chiều theo ý trẻ.
- Trẻ bắt đầu xuất hiện sự tự ý thức nên người lớn trò chuyện với trẻ nhiều hơn để hiểu rõ hơn về thế giới của trẻ.
- Cha mẹ nên tạo cho bé cơ hội để tự chăm sóc bản thân như mặc đồ, ăn cơm, gấp quần áo ....
- Người lớn cần khuyến khích trẻ làm theo những yêu cầu của mình thay vì áp đặt trẻ làm theo, cần giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải như vậy, đồng thời bày tỏ thái độ tôn trọng trẻ cũng như tôn trọng những việc làm và khả năng của trẻ.
- Khi trẻ vô lễ với người lớn, cha mẹ cần trò chuyện lại với bé đâu là cách đúng và làm gương cho bé.
Cha mẹ cần làm gì?
- Hạn chế la hét
La hét là một cơ chế phòng thủ mà người lớn thường đem ra sử dụng những lúc trẻ nhỏ không nghe lời. Nhưng lại mang lại 1 số hệ quả tiêu cực. Thay vì quát mắng con, bố mẹ hãy cố gắng kiềm chế và tìm ra những hình thức cảnh cáo nhẹ nhàng hơn.
- Học cách lắng nghe và giải thích
Trẻ nhỏ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi biết được người lớn đang lắng nghe những gì bé đang cố gắng bày tỏ. Ví dụ: Đi siêu thị bé đòi mua rất nhiều bim bim, thay vì cấm đoán bạn chỉ cần giải thích cho con: “Ăn nhiều bim bim không tốt cho con, mẹ con mình cùng chọn 1 loại bánh khác thay thế nhé!”
- Hãy ôm con thật nhiều
Trẻ trong độ tuổi lên 3 cần rất nhiều cử chỉ yêu thương từ người lớn. Bố mẹ hãy luôn sẵn sàng dành cho trẻ những vòng tay âu yếm và nói: “Bố mẹ yêu con” dẫu cho lúc ấy bé chưa hẳn ngoan ngoãn.
- Dạy con nghe lời
Mẹo nhỏ cho việc dạy con nghe lời là làm cho bé cảm thấy tự hào và vui vẻ khi nhận được lời khen từ mọi người xung quanh. Điều này giúp trẻ phấn chấn hơn và có động lực để nghe lời bố mẹ hơn.
- Áp dụng time-out
Time-out là hình thức phạt khá phổ biến mà không cần đến việc phải la hét trẻ nhỏ. Khi bé không ngoan, hãy bế con đến một khu vực yên tĩnh trong nhà và để bé ở đó trong vòng 10 – 15 phút dẫu cho trẻ có la hét thế nào đi chăng nữa (tất nhiên vẫn trong tầm kiểm soát của bố mẹ).
- Làm gương cho con
Sẽ có những lúc trẻ khiến bạn vô cùng tức giận, nhưng cho dù thế nào đi nữa, hãy cố gắng giữ bình tĩnh với con. Ở độ tuổi lên 3, bé thường quan sát và lặp lại mọi thứ mà bố mẹ thực hiện hoặc nói. Do đó, bạn hãy cố gắng trở thành hình mẫu tốt đẹp để bé học tập và làm theo.