Dưới đây là 3 bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong mùa nắng nóng. Các bậc phụ huynh cần nắm kĩ để phòng bệnh cho con.
- Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi trong mùa hè nắng nóng
- 30 điều hàng đầu trẻ em 'phải làm' trước khi bắt đầu đi học mà các mẹ cần lưu lại
1. Bệnh Sởi
a. Nguyên nhân:
Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus Paramyxoviridae gây ra, bệnh rất dễ bùng phát thành dịch. Sởi lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, dễ tấn công người chưa có miễn dịch, đặc biệt là trẻ em chưa tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ.
b. Triệu chứng:
Khi bị sởi, người bệnh sẽ bị nổi các nốt đỏ thành từng mảng dày ở sau tai, mặt rồi lan xuống cổ và ngực kèm theo sốt cao, ho dai dẳng hoặc mắt đỏ. Các triệu chứng của sởi rất dễ nhầm với biểu hiện của rôm sảy, dị ứng, thủy đậu, rubella…
Chính sự nhầm lẫn này dẫn đến cách phòng lây nhiễm, điều trị không đúng, làm cho bệnh sởi của trẻ tiến triển sang thể nặng, đồng thời dễ làm bệnh lan rộng thành dịch.
Sởi có thể gây ra nhiều biến chứng từ nhẹ như tiêu chảy, viêm tai giữa đến biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não. Khi biến chứng nghiêm trọng, bệnh nhi có tỷ lệ tử vong cao.
c. Phòng bệnh:
Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin:
Lịch chủng ngừa sởi: mũi 1: 9 tháng, mũi 2: 15 – 18 tháng, có thể lặp lại mũi 3 lúc 4 – 6 tháng tuổi. Khoảng cách tối thiểu của 2 mũi là 1 thángVirus sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, vắc xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc.
Cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân:
Người bệnh sởi phải được cách ly tại nhà hoặc cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Sử dụng khẩu trang:
Người bệnh, người chăm sóc, tiếp xúc gần và nhân viên y tế cần phải sử dụng khẩu trang.
Hạn chế tiếp xúc gần không cần thiết của nhân viên y tế và người thăm người bệnh đối với người bệnh. Thời gian cách ly từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban.
2. Não Nhật bản
a. Nguyên nhân:
Bệnh viêm não Nhật Bản gây ra bởi virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm B, họ Togaviridae, chủng Flavivirus gây ra. Virus bị bất hoạt ở 56 độ C sau 30 phút và 100 độ C sau 2 phút.Nguồn chứa chủ yếu là lợn và chim, lây truyền qua người thông qua muỗi Culex – loài muỗi tăng sinh mạnh ở nước ta vào các tháng mưa, nóng.
b. Triệu chứng:
Phần lớn người nhiễm vi-rút viêm não Nhật Bản không có triệu chứng; dưới 1% người nhiễm vi-rút viêm não Nhật Bản có biểu hiện lâm sàng.Nhiễm vi-rút viêm não Nhật Bản thường có biểu hiện lâm sàng của một bệnh viêm não cấp tính. Thời gian ủ bệnh từ 5 đến 15 ngày.
Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện của sốt cao, đau đầu, nôn. Tình trạng tinh thần thay đổi, rối loạn thần kinh trung ương, yếu cơ hay rối loạn vận động có thể xảy ra trong vài ngày tiếp đó.
c. Phòng bệnh:
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất:
Các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi từ 1-5 tuổi cần đưa con đi tiêm đầy đủ và đúng lịch trong tiêm chủng thường xuyên.Các bậc phụ huynh tại các vùng nguy cơ cao cần chủ động cho trẻ tham gia tiêm bổ sung vắc xin Viêm não Nhật Bản miễn phí cho trẻ 6-15 tuổi.
Giữ gìn vệ sinh:
Ngoài ra, để phòng VNNB cũng như phòng tránh một số bệnh thường gặp trong mùa hè cần ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao thể trạng, nằm màn tránh muỗi đốt; Vệ sinh môi trường, tích cực diệt muỗi, bọ gậy.
Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3. Tiêu chảy cấp do Rotavirus
a. Nguyên nhân:
Tiêu chảy cấp do Rotavirus, hay còn gọi là nhiễm trùng ruột do Rotavirus, là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
b. Triệu chứng:
Trẻ khi bị nhiễm Rotavirus có thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày trước khi các triệu chứng rõ ràng xuất hiện. Các triệu chứng của tiêu chảy cấp do Rotavirus bao gồm: Nôn mửa: Đây là dấu hiệu đầu tiên, trẻ nôn mửa rất nhiều trước tiêu chảy khoảng 6-12 giờ và có thể kéo dài 2-3 ngày, triệu chứng này sẽ giảm dần trước khi tiêu chảy xuất hiện.
Tiêu chảy: Phân lỏng toàn nước, có thể có màu xanh, đờm nhớt nhưng không có máu. Trẻ có thể đi tiêu phân lỏng hơn 20 lần trong ngày.
Mất nước: Các biểu hiện của mất nước bao gồm khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, quấy khóc. Đây là biến chứng trầm trọng và nguy hiểm nhất của tiêu chảy cấp do Rotavirus, có thể dẫn đến khô kiệt do mất nước và mất muối, trụy mạch và tử vong nếu không bù nước kịp thời.
Trẻ sút cân do mất nước, ăn uống kém:
Một số trẻ còn có dấu hiệu như sốt, ho, sổ mũi…
c. Phòng bệnh:
Sử dụng vắc xin
Hiện nay cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus là vắc xin. Vì bệnh thường gặp và nặng nhất ở trẻ rất nhỏ nên trẻ cần được uống vắc xin phòng bệnh càng sớm càng tốt.
Giữ gìn vệ sinh
Tuy nhiên, đây là loại vắc xin uống ngừa được tiêu chảy cấp gây ra do Rotavirus, trong khi đó bệnh tiêu chảy có rất nhiều tác nhân khác gây ra. Do đó, sau khi cho trẻ uống vắc xin, phụ huynh cũng nên tuân thủ quy tắc vệ sinh như ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…