90% phụ nữ tin vào 5 sai lầm trong ngày 'đèn đỏ'

Bài học làm mẹ 31/03/2025 04:46

Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, nhiều phụ nữ thường nghe theo chỉ dẫn truyền tai về những điều cấm kỵ. Tuy nhiên, không phải việc kiêng cữ lúc nào cũng mang lại lới ích cho cơ thể.

Trong những ngày "đèn đỏ", nồng độ hormone progesterone hoặc estrogen bị suy giảm đột ngột khiến tử cung chảy máu. Lượng máu này được gọi là máu kinh nguyệt, được đào thải qua âm đạo. Dấu hiệu khi đến tháng ở mỗi phụ nữ không giống nhau. Song, nhìn chung trước và trong khi hành kinh, hầu hết phụ nữ sẽ gặp phải những dấu hiệu phổ biến như nổi mụn, đau mỏi lưng, căng tức ngực, trướng vùng bụng dưới, tâm trạng thay đổi thất thường,...

90% phụ nữ tin vào 5 sai lầm trong ngày 'đèn đỏ' - Ảnh 1
Ảnh minh họa/Nguồn: Getty

Tuy nhiên, chính những thói quen hoặc cách phụ nữ chăm sóc cơ thể trong sinh hoạt thường ngày có thể là yếu tố khiến những ngày hành kinh trôi qua nhẹ nhàng hoặc nặng nề hơn. Vì thế, chị em phụ nữ nên lắng nghe cơ thể, tìm hiểu kỹ về những việc nên và không nên trong thời điểm này thay vì nghe vào những lời khuyên truyền miệng không có căn cứ khoa học.

Không thể ăn đồ uống lạnh trong kỳ kinh nguyệt

Lời khuyên mà hầu như phụ nữ nào cũng từng được nghe trong kỳ kinh nguyệt là không nên ăn hoặc uống các thực phẩm lạnh. Thực tế, khi uống vào ngày hành kinh sẽ làm giảm tuần hoàn máu và máu kinh không ra ngoài cơ thể được, có thể làm tử cung co thắt mạnh.

Tuy nhiên, khi đau bụng kinh, uống nước lạnh thực tế không phải là điều cấm kỵ, từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn uống đồ lạnh chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng đau bụng. Rất nhiều người trong thời kỳ kinh nguyệt ăn đồ lạnh cũng không có vấn đề gì.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, tình trạng này cũng phụ thuộc vào thể chất của từng người. Một số người khi ăn đồ lạnh thì sẽ có cảm giác làm tăng sự khó chịu. Do vậy, nếu ăn đồ lạnh thấy khó chịu thì không nên ăn, nếu ăn không có phản ứng, thì có thể ăn theo ý muốn.

Không được gội đầu trong thời kỳ kinh nguyệt

Nhiều phụ nữ luôn nghĩ rằng trong thời gian kinh nguyệt không thể gội đầu, và thậm chí nhiều người còn cho rằng không nên tắm. Điều này là sai lầm bởi khi đến tháng, cơ thể và đặc biệt là "vùng kín" sẽ nhạy cảm hơn, dễ nhiễm khuẩn nên càng cần phải vệ sinh sạch sẽ. Nếu không tắm rửa sạch sẽ càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tổn hại sức khỏe.

Trên thực tế, khi bị kinh nguyệt vẫn có thể gội đầu bình thường, nhưng hãy cẩn thận để không bị trúng gió, nhiễm lạnh. Ngay cả khi không muốn tắm, ít nhất hãy vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, sạch trước khi đi ngủ mỗi ngày.

Không được vận động trong kỳ kinh nguyệt

Vào thời điểm tới kỳ kinh nguyệt, hai loại hormone progesterone và estrogen trong cơ thể phụ nữ sẽ đều ở mức thấp nhất, kéo theo các triệu chứng mệt mỏi, ít năng lượng, lười vận động. Vì điều này mà nhiều chị em chủ động nghỉ ngơi, không tập thể dục vì cho rằng việc tập luyện càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn.

Đây là quan niệm không đúng. Trong kỳ kinh nguyệt, vận động thích hợp không chỉ giúp thư giãn tâm trạng, còn giúp thúc đẩy lưu thông máu, thư giãn cơ bắp, nâng cao khả năng chịu đau và thậm chí có tác dụng giảm đau bụng kinh nhất định. Tuy nhiên, vận động trong kỳ kinh nguyệt nên chọn phương pháp đúng cách, giảm cường độ và thời gian vận động, ví dụ như đi bộ hay tập yoga.

90% phụ nữ tin vào 5 sai lầm trong ngày 'đèn đỏ' - Ảnh 2
Ảnh minh họa/Nguồn: Getty

Thụt rửa vùng kín

Vì lo lắng vùng kín có nguy cơ nhiễm khuẩn cao trong thời kỳ kinh nguyệt nên không ít chị em cố gắng vệ sinh kỹ vùng kín, thậm chí thường xuyên thụt rửa.

Cần lưu ý, trong những ngày đặc biệt như chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ cần thận trọng trong việc vệ sinh vùng kín vì lúc này "cô bé" đang vô cùng nhạy cảm.

Chẳng hạn, dùng trực tiếp vòi hoa sen để rửa âm đạo hoặc dùng nhiều dung dịch sát khuẩn khiến cho niêm mạc âm đạo bị khô, không tiết dịch, gây đau ở cổ tử cung.

Thụt rửa vùng kín sai cách cũng khiến "vùng kín" dễ bị nhiễm khuẩn, nấm, cản trở quá trình thụ thai, gây bệnh nhiễm trùng… Nếu tình trạng bệnh trầm trọng hơn sẽ gây tổn thương lên tử cung, tệ hơn là gây bệnh vô sinh.

Dễ giảm cân trong kỳ kinh nguyệt

Nhiều nhiều người cho rằng, chu kỳ kinh nguyệt là “tuần lễ vàng” để giảm cân, thời điểm này hiệu quả giảm cân gấp đôi bình thường, thậm chí còn có người nói rằng trong kỳ kinh nguyệt ăn thứ gì cũng không bị tăng cân. Tuy nhiên, đây lại là một hiểu lầm khi sự trao đổi chất của cơ thể trong chu kỳ kinh nguyệt chỉ nhanh hơn 30% so với bình thường.

Hơn nữa những ngày có kinh, chị em thường mệt mỏi, chuột rút, đau bụng kinh, chướng bụng… nên khá mệt mỏi và mất sức. Đây là thời điểm chị em không muốn ăn uống các bữa chính nhưng lại có tâm lý ăn các bữa phụ nhiều hơn. Những thực phẩm ăn vặt cho các bữa phụ thường có nhiều muối, chất béo không lành mạnh, cộng với việc có kinh nguyệt thì phụ nữ cũng thường không muốn tập luyện và cơ thể gần như bị ngưng rèn luyện, tất cả đều là nguyên nhân khiến bạn gái tăng cân.

Ngoài ra còn có một hiện tượng chung trong thời kỳ kinh nguyệt - rất nhanh đói, điều này cũng tạo ra một ảo tưởng rằng hiệu quả của hệ thống tiêu hóa biến đổi nhanh. Trên thực tế, đó là do các hormone trong cơ thể dao động tương đối lớn, lượng máu mất nhiều, vì vậy rất dễ đói. Khi đó, phụ nữ có 7 ngày “mất máu”, đương nhiên cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng để bổ sung lượng máu đã mất đi.

Bé gái 4 tuổi mắc sởi tử vong, chưa một lần được tiêm vaccine phòng bệnh

Dù đã 4 tuổi nhưng bé gái chưa được tiêm bất kỳ vaccine nào để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bao gồm vaccine sởi.

TIN MỚI NHẤT