Điểm danh 5 mẹo chữa nhiệt miệng nhanh khỏi, an toàn lại chẳng tốn tiền

Tin y tế 09/04/2023 04:58

Hiện nay, nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến, gặp ở nhiều người và thường gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng tới việc ăn uống

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu, tên gọi khoa học là aphthous ulcer. Thông thường vết nhiệt ở miệng có máu trắng, đôi khi có màu vàng, viền xung quanh là màu đỏ, chúng có dạng hình tròn hoặc oval.

Điểm danh 5 mẹo chữa nhiệt miệng nhanh khỏi, an toàn lại chẳng tốn tiền - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng?

Theo như Tây y thì nhiệt ở miệng là do cơ thể bạn thiếu một số loại vitamin và dưỡng chất, rối loạn nội tiết tố, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn răng miệng,... Theo Đông y cho rằng nhiệt ở miệng là do nhiệt độc, ảnh hưởng từ tâm, can, tỳ, vị, thận, ảnh hưởng nhiều do chế độ ăn uống.

Một số cách trị khi bị nhiệt miệng

Sử dụng nước súc miệng: sử dụng nước muối là cách làm đơn giản nhất mà hiệu quả đem lại rất tuyệt vời.

Điểm danh 5 mẹo chữa nhiệt miệng nhanh khỏi, an toàn lại chẳng tốn tiền - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Sử dụng Baking soda: hòa 5g baking soda với 230ml nước, súc miệng mỗi lần khoảng 30 giây, có thể sử dụng nhiều lần trong ngày nếu cần thiết.

Trị nhiệt miệng bằng sữa chua: men vi sinh sống như lactobacillus có mặt trong sữa chua sẽ giúp ích cho việc tiêu diệt khuẩn H.pylori. Do đó hãy ăn 245g sữa chua mỗi ngày để vết nhiệt ở miệng mau lành.

Trị nhiệt miệng bằng giấm táo: có tác dụng diệt khuẩn, giấm táo đóng vai trò như một loại kháng sinh tự nhiên đối với các vết nhiệt ở miệng.

Sử dụng nước oxy già: pha chế một lượng ít dung dịch bao gồm oxy già 3% và nước theo tỷ lệ 1/1. Lấy tăm bông vô trùng thấm trực tiếp dung dịch trên vào vết nhiệt ở miệng. 1 tiếng sau khi thấm không nên ăn uống, thực hiện đều đặn hàng ngày.

Những suy nghĩ sai lầm khi bị nhiệt miệng nhiều người mắc phải

Điểm danh 5 mẹo chữa nhiệt miệng nhanh khỏi, an toàn lại chẳng tốn tiền - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Nhiệt miệng là do thiếu vitamin

Đến nay, nguyên nhân của nhiệt miệng chưa được biết rõ, có thể do sự phối hợp của gen, yếu tố môi trường và yếu tố miễn dịch.

Một số yếu tố gây nhiệt miệng: thiếu các yếu tố vi lượng sắt, folate, vitamin B1, B2, B6, B12, kẽm. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết (kinh nguyệt, mang thai…) hoặc do chấn thương tại chỗ như quá trình chải răng, thậm chí lo lắng, trầm cảm, stress liên quan đến công việc và những trạng thái tâm thần khác cũng có thể gây nhiệt miệng tái phát.

Nhiệt miệng là do "nóng trong người"

Nhiều người phải điều trị bệnh dùng thuốc kéo dài nên bị nhiệt miệng liên tục và cho rằng nhiệt miệng do nóng trong người.

Sử dụng một số loại thuốc nhất định và thường xuyên có thể lý giải tại sao bị nhiệt miệng liên tục. Các loại thuốc dễ gây ra tình trạng viêm loét miệng bao gồm: Aspirin, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh…

Nhiệt miệng không nghiêm trọng

Nhiều người thường xuyên bị nhiệt miệng và hay tái phát. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài khoảng 2 tuần, khó nhai, khó nuốt... thì cần đi kiểm tra ngay. Rất có thể đây là ung thư khoang miệng, vì ung thư khoang miệng giai đoạn đầu ít có cảm giác đau rát, khó chịu hoặc đau rát mức độ nhỏ, bệnh nhân thường lầm tưởng là chứng nhiệt miệng nên chủ quan, không đi khám.

Đa số, đến khi tổn thương lan tỏa, vết loét không liền và xuất hiện nhiều triệu chứng như khó ăn uống, khó nuốt, chảy máu, đau tai, có hạch ở cổ… thì các khối u khoang miệng đã quá lớn.

Bị nhiệt miệng nhanh khỏi

Với quan niệm nhiệt miệng rất đơn giản, dễ lành nhanh khỏi khiến nhiều người chủ quan. Nhiệt miệng sẽ gây ra cảm giác đau đớn và sưng trong một thời gian, ngoài ra nhiệt miệng có thể khiến bạn khó nói chuyện hoặc ăn uống.

Vết loét có thể đau từ 7 đến 10 ngày. Vết loét nhỏ lành hoàn toàn sau 1 đến 3 tuần, nhưng vết loét lớn có thể mất đến 6 tuần để chữa lành.

Trẻ mắc tay chân miệng bị biến chứng nặng, nguy hiểm: Chuyên gia chỉ ra 6 cách phòng bệnh

Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, đã có những ca trẻ mắc tay chân miệng biến chứng nặng, nguy hiểm, và số lượng ngày càng tăng lên.

TIN MỚI NHẤT