Theo các chuyên gia, ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng và chữa khỏi được hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Là phụ nữ, ai ai cũng nên tìm hiểu về căn bệnh này để phòng ngừa cho mình nhé.
- Đây chính là 3 loại thực phẩm quen thuộc ngừa ung thư hiệu quả lại cực rẻ tiền nhưng ít người biết
- Khi nào vết loét họng là dấu hiệu cần đề phòng ung thư, cần đi khám?
Việc nhận biết sớm những triệu chứng bất thường sẽ giúp bệnh nhân phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu, nhờ đó cơ hội điều trị sẽ cao hơn. Dưới đây mà những kiến thức cơ bản về căn bệnh này, chị em có thể tham khảo cho mình:
Bệnh ung thư cổ tử cung là gì?
Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung ( cổ tử cung là cơ quan nối giữa âm đạo với buồng trứng ). Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên một cách khó kiểm soát và sau đó tập hợp thành một khối u lớn. Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư thường gặp ở chị em phụ nữ, chiếm một tỷ lệ khá lớn trong các loại ung thư gây ra ở hệ sinh sản của chị em phụ nữ, chỉ đứng sau ung thư vú. Tuổi thường gặp của ung thư cổ tử cung là khoảng 30- 59 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 45-55, rất hiếm ở phụ nữa dưới 20. Theo các chuyên gia, ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng và chữa khỏi được hoàn toàn nếu như được phát hiện hớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, điều đáng nói là ung thư cổ tử cung thường được phát hiện khá trễ và đa số các chị em thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm của căn bệnh này. Thậm chí chỉ khi bệnh đã có những triệu chứng rõ ràng hay ở giai đoạn muộn thì mới phát hiện và điều trị, vì thế hiệu quả điều trị không cao.
Nói về những triệu chứng của căn bệnh ung thư cổ tử cung, phó giáo sư – tiến sĩ Phạm Duy Hiển – nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết, bệnh ung thư cổ tử cung khi ở giai đoạn sớm thường có những diễn biến âm thầm và chậm chạp, nhiều khi không có triệu chứng. Khi bệnh ở giai đoạn muộn hơn có thể người bệnh thấy ra máu ở âm đạo bất thường, đặc biệt ra máu sau khi giao hợp. Thông thường ở giai đoạn muộn hơn người bệnh có thể đau vùng bụng dưới, đau khi giao hợp, đau lưng, đau chân, phù chân do chèn ép và thường gặp là sút cân…Theo phó giao sư Hiển, nếu như khi người bệnh nhận biết được các triệu chứng trên thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn và kết quả không được tốt.
Hơn nữa, HPV và các tổn thương do chúng gây nên trong quá trình hình thành ung thư cổ tử cung nên các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển đã áp dụng sàng lọc phát hiện sớm, điều trị ngay từ những tổn thương ban đầu đến ung thư tại chỗ và các giai đoạn sớm của ung thư cổ tử cung.
Theo tiến sĩ Phạm Duy Hiển, ở châu Âu khuyến cáo việc sàng lọc nên bắt đầu từ lứa tuổi 20 – 30, nhưng không nhất thiết là trước 25 hay 30 tuổi mà điều đó phụ thuộc và tủ lệ mắc cao hay thấp và khả năng nguồn nhân lực của quốc gia đó. Lấy ví dụ cụ thể, phó giáo sư Hiển cho biết, ở Mỹ chỉ có 0,1% ung thư cổ tử cung có tuổi nhỏ hơn 20, nên họ sàng lọc bắt đầu từ tuổi 21. Các phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao như: quan hệ sớm, có con trước 17 tuổi, gái mại dâm và người hút thuốc lá thì càng phải được sàng lọc sớm hơn.
5 triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Chảy máu khi quan hệ
Chảy máu khi quan hệ là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh ung thư cổ tử cung, có đến 70% – 80% bệnh nhân ung thư có hiện tượng xuất huyết âm đạo. Các biểu hiện thường thấy như sau khi quan hệ xong hoặc kiểm tra phụ khoa, khí hư có lẫn máu.
Xuất huyết âm đạo bất thường
Đối với phụ nữ mãn kinh nhiều năm, bỗng nhiên ra máu không lí do. Lượng máu không nhiều, hơn nữa không kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng, thì không được bỏ qua dễ dàng những triệu chứng này. Hiện tượng chảy máu bất thường này là triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, có rất nhiều chị em phụ nữ lớn tuổi khi thấy hiện tượng này đã đến để kiểm tra, phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung và được điều trị kịp thời.
Tiết dịch âm đạo nhiều
Trong lâm sàng có đến 75-85% bệnh nhân ung thư cổ tử cung đều có tiết dịch âm đạo nhiều ở mức độ khác nhau. Đại đa số đều là huyết trắng nhiều, sau đó kèm theo có mùi và thay đổi màu sắc. Do sự kích thích mầm bệnh, khí hư ở tuyến cổ tử cung cường giáp, gây nên tiết dịch kèm màu trắng. Biểu hiện bất thường của huyết trắng này thường là lượng huyết trắng nhiều, và thay đổi về tính chất, đó là hiện tượng của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.
Liên tục đau ở chân, hông
Các cơ quan nội tạng cũng bị sưng do tác động của ung thư cổ tử cung. Các mạch máu bị nén lại gây khó khăn và tạo ra sự đau đớn ở chân, mắt cá chân, hông, khung xương chậu.
Xuất hiện mụn cóc
Theo chia sẻ của các bác sĩ phụ khoa, sự xuất hiện của mụn cóc nhỏ ở "cô bé" làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Bất thường khi đi tiểu
Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung đều cảm thấy những dấu hiệu bất thường khi đi tiểu. Chẳng hạn như rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi hoặc vận động mạnh, có máu trong nước tiểu, đau rát và khó khăn khi đi tiểu…Trong trường hợp này, nếu đúng do ung thư cổ tử cung gây ra thì chứng tỏ các tế bào ung thư đã lan đến các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường TD nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên đi khám sớm.
Giảm cân nhanh và cảm thấy mệt mỏi
Giảm cân là dấu hiệu thường gặp trong các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung. Bệnh lý này có thể làm giảm số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh và thay vào đó là các bạch cầu để đẩy lùi bệnh. Điều này làm phụ nữ dễ bị thiếu máu, cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, dẫn đến giảm cân không rõ nguyên nhân và mất cảm giác ngon miệng.
Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư bạn đừng nên lơ là.
Theo các chuyên gia sức khỏe, thông thường ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu hiếm khi gây ra các dấu hiệu cụ thể nên nếu bạn không phải là người để ý quá nhiều đến "cô bé", bạn sẽ không thể nhận ra những dấu hiệu này. Lưu ý rằng các triệu trên đây không nói chính xác 100% là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Chỉ có thăm khám và kết luận của bác sĩ mới đưa ra được kết luận chính xác nhất. Nhưng nó là dấu hiệu để nhận biết ban đầu và khi có những nghi ngờ này, bạn hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.