Có thể có người thấy bị một vết loét ở cổ họng, thực quản, hoặc thanh quản gây ra rất nhiều khó khăn trong ăn uống, nhai, nuốt, hoặc nói chuyện.
- Điểm mặt những dấu hiệu phụ khoa của bệnh vô sinh mà hội con gái thường hay nhầm lẫn
- 5 dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn ở mức cao và cần theo dõi thường xuyên
Có rất nhiều nguyên nhân, kể cả nguyên nhân là bệnh thông thường đến những bệnh hiểm nghèo bao gồm cả ung thư. Cụ thể:
Các vết loét ở họng có thể do các nguyên nhân như:
• Hóa hoặc xạ trị ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư
• Nhiễm khuẩn
• Nhiễm nấm như tưa lưỡi, là một bệnh lý khi bị nhiễm nấm Candida albicans.
• Nhiễm virus, gây ra chứng loét miệng, bệnh tay chân miệng do nhiễm virus Coxsackie A.
• Các bệnh lý như hội chứng Behcet, là bệnh cảnh gây viêm tạo loét ở miệng, bộ phận sinh dục và các cơ quan khác của cơ thể.
• Ung thư
Các vết loét ở thực quản có thể do những nguyên nhân sau đây:
• Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
• Sử dụng thuốc, như thuốc kháng viêm không có steroid (NSAIDs), thuốc chứa bisphosphonates và một số loại kháng sinh khác.
• Viêm nhiễm như nhiễm nấm Candida, Herpes simplex virus, và HIV.
• Ăn quá nhiều thức ăn có tính acid, như cam quýt, giấm, và thức uống có nhiều caffeine và cồn.
• Hóa trị hoặc xạ trị ở bệnh nhân đang điều trị ung thư.
• Nôn ói quá nhiều
• Dị ứng
Các vết loét và u hạt ở trên thanh quản có thể do các nguyên nhân sau đây:
• Tổn thương từ khí quản
• Trào ngược hầu họng thực quản, là tổn thương gây ra do trào ngược dạ dày thực quản, xảy ra khi dịch vị acid dạ dày rơi vào thanh quản.
• Ho hoặc nói quá nhiều
• Ung thư
Dù là nguyên nhân nào, thì người bệnh cũng có thể có một, vài hoặc nhiều các triệu chứng đi kèm sau đây:
• Đau họng
• Sốt, ớn lạnh
• Đau nhức xương khớp
• Nuốt khó
• Đau khi nuốt
• Nôn ra dịch dạ dày
• Đau ngực hoặc cảm giác nóng rát sau xương ức
• Cảm thấy như có một khối ở họng
• Buồn nôn
• Nôn có hoặc không có máu
• Cảm giác mắc nghẹn
• Thay đổi giọng nói
• Ho thường xuyên
• Thay đổi vị giác (cảm thấy vị chua trong miệng do acid)
• Thay đổi khứu giác
Chẩn đoán
Trong những lần thăm khám đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và đánh giá triệu chứng của người bệnh. Thường các bác sĩ sẽ thực hiện cấy họng, lấy mẫu cấy bằng băng gạc. Đôi khi cần phải xét nghiệm máu và nước tiểu.
Tuy nhiên, chẩn đoán loét họng dựa trên từng nguyên nhân cụ thể và có thể có các xét nghiệm sau đây:
• Chụp X Quang cản quang họng, thực quản, dạ dày: Để đánh giá hẹp thực quản, thoát vị, hoặc những khối bất thường. Người bệnh được cho uống một dung dịch cản quang để khảo sát họng, thực quản, và dạ dày.
• Nội soi thực quản: Để đánh giá những bất thường trong thực quản, các bác sĩ sẽ dùng một ống có gắn camera, đèn để quan sát thực quản. Trong quá trình thực hiện có thể sinh thiết và lấy mẫu da để làm giải phẫu bệnh.
• Nội soi hầu họng: Để đánh giá vùng thanh quản và dưới hầu (vùng gặp nhau giữa hầu và thực quản, ở dưới thanh quản), sử dụng ống mềm có camera hoặc gương nhỏ để quan sát.
• Nội soi đường mũi: Đánh giá mũi họng (bao gồm cả thanh quản và hạ hầu), thực quản, khí quản tìm khối u ung thư.
Nội soi đường mũi: Đánh giá mũi họng (bao gồm cả thanh quản và hạ hầu), thực quản, khí quản tìm khối u ung thư.
• Các xét nghiệm hình ảnh khác: Các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Trong một vài trường hợp, đặc biệt là khi bác sĩ nghi ngờ ung thư, họ sẽ đề nghị bạn chụp cắt lớp positron (Positron Emission Tomograpgy – PET)
Điều trị như thế nào?
Trong một vài trường hợp, chỉ cần đơn giản là thay đối lối sống là đủ để điều trị khỏi, chúng ta sẽ cùng nhau bàn sâu hơn về phương pháp này ở phần dưới của bài.
Tuy nhiên, một số loại loét họng hoặc thực quản cần nhiều can thiệp y khoa chuyên sâu. Khi ấy người bệnh sẽ được tư vấn và lựa chọn các phương pháp thích hợp.
Điều trị loét họng bao gồm:
• Các thuốc kháng virus, kháng sinh, và kháng nấm
• Thuốc giảm đau, như acetaminophen
• Dùng thuốc súc miệng có chứa các chất gây tê cục bộ như lidocaine.
Điều trị loét thực quản bao gồm:
• Dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng nấm, hoặc kháng ký sinh trùng
• Thuốc giảm dịch vị acid dạ dày hoặc giảm hoạt động dạ dày, như những thuốc antacid không cần kê toa, ức chế thụ thể H2, hoặc ức chế bơm proton.
• Thuốc làm trống dạ dày nhanh chóng
• Liệu pháp glucocorticoid
• Phẫu thuật trong một vài trường hợp
Điều trị u hạt dây thanh âm bao gồm:
• Cắt ống thanh quản
• Liệu pháp thanh âm
• Dùng thuốc điều trị trào ngược dịch vị dạ dày
• Đôi khi cần phẫu thuật để điều trị
Điều trị tại nhà
Những thay đổi lối sống giúp bạn điều trị, giảm bớt các triệu chứng loét họng:
• Tránh các loại thức ăn chua hoặc cay, súc miệng hoặc uống thức uống có chứa cồn, và hút thuốc lá.
• Ăn các loại thức ăn mềm, như phô mai, khoai tây nghiền, và sữa chua.
• Tránh những thức ăn cứng, khô, như khoai tây chiên, hạt dẻ, và các loại trái cây, rau củ quả.
• Ngậm, súc miệng với nước muối
• Ăn, uống các loại thức ăn, nước uống ấm hoặc nguội
• Ăn sữa chua trước mỗi bữa ăn giúp tạo ra một lớp màng nhầy bảo vệ họng
• Đảm bảo đủ nước trong suốt một ngày
• Giảm nguy cơ bị trào ngược dịch vị acid dạ dày bằng cách duy trì cân nặng hợp lý, tránh các loại thức ăn có tính acid, kích thích, bao gồm thức ăn được chế biến từ cà chua, cam quýt, bạc hà, và sô cô la.
• Tránh các loại thức ăn lớn, nhiều chất béo trước khi đi ngủ.
Phòng ngừa
Có nhiều cách để bạn có thể phòng ngừa bị loét họng, bao gồm:
• Sống khỏe mạnh: Ngăn chặn và giữ cho bản thân mình khỏi những bệnh cộng đồng, bệnh viêm nhiễm gây ra loét họng. Bằng cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh hoặc đang bị loét họng nhiễm trùng.
• Uống thuốc đúng cách: Không nên uống thuốc mà không dùng nước, hoặc nằm ngay sau uống hay uống thuốc trước khi đi ngủ.
• Ngưng hút thuốc lá, uống rượu: Thuốc lá và uống rượu sẽ làm cho loét họng trở nên nặng nề, và là nguyên nhân của nhiều bệnh ung thư.
• Quản lý tốt các yếu tố nguy cơ: Nếu bạn có mang trong mình một số yếu tố nguy cơ, tốt nhất nên đi khám bác sĩ thường xuyên để quản lý thật tốt, ví dụ như bệnh tiểu đường.
• Ngăn ngừa, quản lý trào ngược dịch vị dạ dày: Duy trì cân nặng hợp lý, tránh các loại thức ăn chứa acid, kích thích, thức ăn lớn, béo. Ngủ cao đầu sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng này.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Vì nguyên nhân rất đa dạng, nếu bạn có bất kỳ một triệu chứng nào bất thường, tốt nhất hãy đến ngay phòng mạch gần nhất để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các vấn đề sau đây:
• Đau không giảm dù đã uống thuốc
• Triệu chứng không giảm dù đã dùng thuốc ức chế dịch vị dạ dày
• Không thể ăn uống
• Đau họng kéo dài hơn bình thường
Nếu bạn có các triệu chứng này, cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
• Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh, hoặc hôn mê
• Đau đầu, nôn ói, đau cổ, hoặc cứng cổ
• Thay đổi tính tình
• Nôn lượng lớn hoặc nôn máu đỏ
• Chất nôn có màu nâu cà phê
Kết luận
Loét họng có nguyên nhân rất đa dạng và có nhiều cách điều trị khác nhau. Chúng có thể khiến bạn bị đau, đôi khi rất nặng nề và mệt mỏi. Mặc dù đau đớn nhưng khi điều trị thường có tiên lượng tốt, tất nhiên cũng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây loét họng là gì.