Bác sĩ cảnh báo 'ăn thịt tái, rau sống...' làm tăng nguy cơ 'nuôi' sán trong cơ thể

Sống khỏe 05/08/2023 06:15

Bệnh sán dây đa phần thường có nguyên nhân từ việc kiểm soát vệ sinh môi trường chăn nuôi và ăn uống chưa tốt. Nguồn bệnh xâm nhập từ động vật vào người qua đường miệng, đặc biệt là thói quen ăn thịt sống, thịt tái hoặc chưa nấu chín.

Theo thông tin từ Thanh Niên, BS.CKI Trần Huyền Trâm, chuyên khoa Nội tiết - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết sán dây là một loại sán dẹp, sống ký sinh trong đường tiêu hóa của con người và động vật. Tác nhân gây bệnh sán dây đường ruột chính của con người là sán dây bò, sán dây lợn, sán dây cá. Chúng có thể có chiều dài từ vài milimet đến vài mét.

Bác sĩ cảnh báo 'ăn thịt tái, rau sống...' làm tăng nguy cơ 'nuôi' sán trong cơ thể - Ảnh 1
Dây sán tồn tại trong nhiều món ăn - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh sán dây đa phần thường có nguyên nhân từ việc kiểm soát vệ sinh môi trường chăn nuôi và ăn uống chưa tốt. Nguồn bệnh xâm nhập từ động vật vào người qua đường miệng, đặc biệt là thói quen ăn thịt sống, thịt tái hoặc chưa nấu chín.

Ăn trực tiếp thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm bởi trứng sán dây. Ăn thịt tái, sống, chưa nấu chín, nem chua sống. Ăn rau sống chưa được rửa sạch, có chứa trứng ấu trùng nang dây lợn. Việc quản lý và sử dụng hố xí chưa hợp vệ sinh. Nuôi lợn thả rông, không có sự kiểm soát và quản lý dịch bệnh. Không vệ sinh tay chân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với môi trường có khả năng lây nhiễm như: đất, chuồng lợn, hố xí…

"Thói quen ăn đồ sống tái, các món gỏi, rau sống tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán dây. Nếu một người có sở thích ăn uống nói trên cần phòng ngừa bệnh giun sán, nhất là khi có các biểu hiện như đau bụng, ăn không ngon, sụt cân hoặc chóng mặt, đau đầu, thiếu máu hoặc thậm chí là hạ huyết áp...", bác sĩ Trâm cho hay.

Bác sĩ cảnh báo 'ăn thịt tái, rau sống...' làm tăng nguy cơ 'nuôi' sán trong cơ thể - Ảnh 2
Thói quen ăn thịt tái làm tăng nguy cơ nhiễm sán - Ảnh minh họa: Internet

Dẫn tin từ Dân Trí, BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết thêm: "Sán dây lợn là một loại ký sinh trùng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Khi sán lợn xâm nhập vào cơ thể con người, chúng có thể di chuyển và sinh sống trong gan và túi mật, gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm gan mạn tính, viêm túi mật, sưng gan và giảm chức năng gan".

Các triệu chứng của nhiễm sán lợn có thể bao gồm mệt mỏi, đau thắt ngực, ăn không tiêu, và giảm cân đột ngột.

Hơn nữa, việc tiếp xúc với sán lợn còn có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Sán lợn sẽ lặn xuống ruột non và gây ra viêm ruột, tiêu chảy và đau bụng nếu không được điều trị kịp thời.

Bên cạnh thịt lợn luộc tái, nhiều món ăn khoái khẩu của người Việt đều tiềm ẩn nguy cơ đưa sán dây lợn, sán dây bò vào người.

Phở bò tái hoặc bò tái nhúng lẩu, bò bít tết tái là những món ăn khoái khẩu có thể khiến thực khách bị nhiễm sán. Ngoài ra, khi ăn nem chua nhưng chưa đủ độ chua cũng có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ này.

Để phòng tránh nguy cơ bị nhiễm sán, BS Thiệu khuyến cáo người dân cần tuân thủ nguyên tắc sau:

Luôn ăn thực phẩm chính: Để đảm bảo sán bị tiêu diệt hoàn toàn, hãy luôn nấu chín thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn.

Kiểm tra thực phẩm trước khi ăn: Trước khi ăn các loại thịt, hãy kiểm tra thật kỹ để đảm bảo rằng thịt đã chín đều và không còn màu hồng.

Đảm bảo vệ sinh thực phẩm: Luôn giữ cho thực phẩm được vệ sinh sạch sẽ và tránh tiếp xúc với bề mặt có thể nhiễm ký sinh trùng.

Kiểm tra nguồn thực phẩm: Đảm bảo mua thịt lợn từ nguồn đáng tin cậy và đã được kiểm tra và chứng nhận an toàn.

Bắp cải là loại rau rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng ăn được: 4 nhóm người này tuyệt đối tránh xa

Rau bắp cải tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

TIN MỚI NHẤT