Việc lấy ráy tai thường xuyên không đúng cách sẽ có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe.
- Nghiên cứu mới trên hơn 100.000 người cho thấy ăn sáng sau giờ này tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
- Tác dụng tuyệt vời ít người biết của ngải cứu phơi khô
Ngày nào cũng lấy ráy tai
Một trong những sai lầm khi lấy ráy tai phổ biến nhất là ngoáy tai hằng ngày. Theo quy luật tự nhiên, ráy tai sẽ từ từ tự thoát ra bên ngoài, cuốn theo nhiều mầm bệnh và tế bào da chết ra khỏi tai. Cụ thể, dưới tác động của các nhung mao trên bề mặt tế bào tuyến, ráy tai sẽ tự khô rồi bong ra, di chuyển theo chiều từ trong ra ngoài. Do vậy, bạn không cần thiết phải lấy ráy tai hàng ngày.
Rửa tai quá nhiều
Nếu bạn cho rằng việc làm sạch tai thường xuyên là đúng và cần thiết thì tốt nhất bạn nên xem xét lại ngay bây giờ. Vì thực tế, tai có cơ chế tự làm sạch của chính nó, luôn đảm bảo tai ở trạng thái tốt nhất. Do đó, việc làm sạch quá thường xuyên đôi khi còn dẫn đến tác dụng ngược, vì ráy tai đã bị lấy đi hết. Trong khi tai cũng cần có một ít ráy tai để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các dị vật bên ngoài. Hãy chỉ ráy tai khi cần thiết như cảm thấy khó chịu, lùng bùng hoặc bị bít tắc lỗ tai bạn nhé.
Dùng bông ráy tai
Việc dùng bông ráy tai đã là thói quen của rất nhiều người vì sự tiện lợi và dễ sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần biết những tác hại mà bông ráy tai có thể mang lại nếu sử dụng quá thường xuyên.
Trong quá trình dùng bông ráy tai, bạn có thể sẽ vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên trong dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng của màng nhĩ hoặc gây ra những tổn thương cho thính giác.
Dùng nến xông tai
Nến xông tai là một cây nến rỗng ruột được làm bằng sáp ong. Có quan niệm cho rằng việc đốt cây nến rỗng ruột sẽ tạo thành một lực hút, qua đó hút ráy tai và chất bẩn trong tai. Tuy nhiên, cách vệ sinh tai này có thể gây bỏng nghiêm trọng bên trong tai.
Các nghiên cứu đã cho thấy dùng nến xông tai không hề có tác dụng làm sạch tai và thậm chí có thể gây tổn thương nặng nề cho tai.
Dẫn tin tử VTC News, theo bác sĩ Nguyễn Hy Quang, bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện E Hà Nội tai có cơ chế tự làm sạch, dưới tác động của không khí, ráy tai bị khô đi, bong ra khỏi tai và rơi ra ngoài mà không cần chúng ta tác động đến. Do đó, chỉ nên lấy ráy tai trong các trường hợp khi cơ chế tự làm sạch của ống tai bị rối loạn, suy giảm dẫn tới tình trạng ráy tai bị ứ đọng, tích tụ, không còn khả năng được tự đẩy ra ngoài cửa ống tai để rơi ra ngoài nữa, hoặc trong trường hợp cần lấy ráy tai khi sức nghe bị giảm do ráy tai gây ra.
Với những dạng ráy tai tồn tại lâu ngày bị cứng, rắn chắc, việc lấy ráy tai sẽ khó khăn và dễ gây đau hơn trong quá trình lấy ráy.
Ở góc độ y khoa, lượng ráy tai vừa phải là khi còn dễ dàng quan sát được màng nhĩ, ráy tai mới chỉ đọng ở vùng rìa chu vi của cửa ống tai ngoài.
Vị bác sĩ này cũng kkhuyến cáo một số loại thuốc xịt dùng để vệ sinh tai, làm mềm, làm sạch ráy tai đang được quảng cáo bán trên thị trường như Audiclean, Ray-C… chỉ phát huy được hiệu quả nếu ráy tai mới ở mức độ ít.
Trong trường hợp cần lấy ráy tai hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để thực hiện. Việc lấy ráy tai là 1 thủ thuật dễ gây xước xát, chảy máu ống tai hay thậm chí thủng màng nhĩ.
Thậm chí việc lấy ráy tai ở cửa hàng cắt tóc, các cơ sở mát - xa... cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro dễ lây nấm từ người khác khi sử dụng chung dụng cụ không được vệ sinh, hấp sấy tiệt trùng.