Rau 'đuôi phượng' hay rau diếp, là một loại rau giàu vitamin và rất nhiều dưỡng chất. Khi chế biến thành món ngon này có thể tăng cường sức khỏe, hỗ trợ giảm cân tuyệt vời.
- Chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản chỉ ra 4 kiểu kết hợp bữa sáng hoàn hảo đẩy lùi quá trình lão hóa
- Thực đơn cơm tối mùa hè với 3 món ngon mát lành
Lợi ích bất ngờ của rau diếp
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, rau diếp, rau xà lách cùng một loài thuộc họ cúc Asteraceace nguồn gốc từ châu Âu nhập vào nước ta, có nhiều giống rau diếp như rau diếp cuốn bắp dài, bắp tròn, rau diếp xoắn.
Theo YHCT, rau diếp có vị ngọt hơi đắng, tính hàn, không độc, tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, an thần, nhuận trường, lợi sữa…
Trong 100g rau diếp ăn được có 92,3% nước, 1,7% protid, 0,5% lipid, 9% cellulose, 3,2%, protein và 1% khoáng toàn phần. Rau diếp có nhiều vitamin E, C, K và cholin và các muối khoáng. Trong cây có 0,023mg%As. Cây tươi cho 0,0038% và cây khô chứa 0,071% acid oxlic. Trong cây alcaloid lactucopicrin và cũng như các thứ khác cùng loài các loài cùng chi Lactuca đều chứa Lactucarinum.
Rau diếp thuộc loại rau ngon, ít năng lượng nhưng giàu vitamin và chất khoáng là chất chống oxy hóa - chất rất có lợi cho sức khỏe. Rau diếp là một loại rau mềm, ngon bổ, cây cùng họ cây bồ công anh có vị đắng tính hàn, nó có thể tiêu được khí trệ, tan được chỗ sưng đau, sử dụng rất tốt cho người huyết nhiệt sinh mụn nhọt, vẩy nến, phụ nữ sau sinh tắc sữa sưng đau dùng rất hiệu quả.
Món ăn từ rau diếp
Theo Thời Báo Văn học Nghệ thuật, nếu kết hợp với ức gà sẽ có được món ăn vô cùng ngon miệng và bổ dưỡng.
Ức gà không chỉ mềm mà còn ít chất béo và giàu protein, giàu dinh dưỡng. Sự kết hợp của 2 nguyên liệu này mang đến món ăn tươi, mềm và thơm với hương vị độc đáo, ít calo, dinh dưỡng cao đồng thời làm giảm cholesterol. Bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây.
Nguyên liệu
- Rau diếp cá: 1 bó
- Ức gà: 300g
- Tỏi: nửa củ
- Ớt sừng đỏ: nửa quả
- Muối, tiêu, rượu nấu ăn, hắc xì dầu, tinh bột bắp, dầu hào.
Cách làm
- Ức gà rửa sạch, thái thành các lát mỏng. Tiếp đến cho ức gà vào bát, thêm chút muối, hạt tiêu, 1 thìa rượu nấu ăn, 1 thìa hắc xì dầu rồi đảo đều cho thịt ức gà thấm gia vị. Cho thịt vào âu nhỏ, thêm 1 ít tinh bột bắp vào, lượng bột bắp vừa đủ để phủ 1 lớp mỏng trên bề mặt miếng thịt gà. Cuối cùng bạn đổ một ít dầu ăn vào, trộn đều và để ướp trong vòng 10 phút.
- Rau diếp rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Phần lá non trên cùng để riêng. Ớt sừng đỏ thái sợi, tỏi bóc vỏ rồi thái nhỏ thành lát mỏng và bày ra đĩa để dùng sau.
- Cho ít dầu ăn vào chảo, đun nóng rồi trút ức gà đã ướp vào, dùng đũa xào nhanh tay, thêm chút ớt, xào chín tới thì cho thịt gà ra đĩa.
- Bạn để lại phần dầu dưới đáy chảo, cho ớt thái sợi vào, phi thơm tỏi cho dậy mùi thơm. Đầu tiên là cho phần thân và lá xà lách vào, xào nhanh trên lửa lớn trong vài giây rồi thêm các lá non ở trên cùng.
- Cho một lượng vừa đủ dầu hào, nước tương vừa đủ, tiêu xay vào, tiếp tục xào ở lửa lớn tới khi rau chín đều. Bạn không nên cho thêm muối vì nước tương đã mặn.
- Cuối cùng cho ức gà vào đảo đều rồi tắt bếp.
Món ăn này lạ miệng, mềm ngon lại bổ dưỡng chắc chắn ai thưởng thức một lần cũng nhớ mãi.
Một số bài thuốc từ rau diếp
Cũng theo Báo Sức khỏe và Đời sống, một số món ăn thuốc từ cây rau diếp:
- Chữa phụ nữ sau sinh ít sữa, tắc tia sữa: rau diếp 60-80g sắc uống.
- Chữa tiểu tiện ra máu: rau diếp phối hợp rau sam mỗi vị 50g sắc uống.
- Chữa mụn nhọt ngoài da khô sần: rau diếp 100g, cà chua 2 quả, thêm hành, dầu làm nước xốt chấm rau ăn thường xuyên.
- Chữa đau đầu chóng mặt khó ngủ: rau diếp 100g, rửa sạch xay sinh tố uống.
- Chữa sâu kiến vào tai: giã vắt nước rau diếp cốt nhỏ vào tai.
- Kinh nghiệm nhân dân: hạt rau diếp 30-50g giã nát nấu nước rửa trĩ hậu môn lở loét, âm hộ viêm sưng đau.
- Có nơi dùng rau diếp phơi khô đóng gói pha uống như trà chữa ăn không tiêu, không ngon, khó ngủ.
Lưu ý khi dùng rau diếp và các loại rau xà lách
Theo Lao Động, rau diếp, các loại xà lách là loại rau yêu thích của nhiều người tuy nhiên, đối với một số người không nên ăn loại rau này kẻo ảnh hưởng tới sức khoẻ.
+ Người bị rối loạn tiêu hóa
Chất xơ trong rau xà lách có tác dụng phụ gây khó chịu đường tiêu hóa như đầy hơi, chuột rút, co thắt dạ dày, tiêu chảy, giảm hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng. Do đó, với những người bị rối loạn tiêu hoá nên lưu ý khi sử dụng loại rau này.
+ Người đang dùng thuốc chống đông máu
Đối với những người đang dùng thuốc chống đông máu có hàm lượng vitamin K cao, nếu ăn nhiều rau xà lách sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến máu đông cục.
+ Người bị đau dạ dày
Người bị đau dạ dày không nên ăn loại thức ăn, nước uống kích thích niêm mạc dạ dày như các loại rau thơm, rau xà lách, rau quả có chứa nhiều xơ sợi,...
+ Bệnh nhân suy thận
Những người mắc bệnh thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và photpho, vì thận không thể loại bỏ chúng theo đường tiểu. Trong khi đó, xà lách lại chứa lượng lớn 2 chất này, do đó người bị suy thận nên hạn chế sử dụng.