Gan lợn có rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu tận dụng đúng cách nguồn nguyên liệu này, bạn còn có thể bảo vệ cơ thể, phòng chống bệnh tật.
- Kho cá không phải thêm nước màu, cứ tận dụng nước ngọt từ quả này bảo đảm thịt cá mềm tan, mùi thơm béo ngậy, bí quyết nhàn tênh
- Ít ai biết loại rau 'đuôi phượng' chế biến thành món ngon này lại còn có tác dụng giải nhiệt, giảm cân: Tín đồ eatclean nhất định đừng bỏ qua
Thông tin về gan lợn
Theo Tổ quốc, gan lợn rất ngon nhưng nhiều người nghi ngại không dám ăn hoặc ăn không đúng cách dẫn đến những tổn hại sức khỏe đáng tiếc. Theo ThS.BS Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) thông tin, nhiều người hiện nay vẫn nghĩ gan là cơ quan thải độc của cơ thể nên tồn dư nhiều chất độc hại, khi ăn vào cơ thể sẽ không tốt cho sức khỏe. Thực tế thì độc tố đi qua gan sẽ được chuyển hóa, phân hủy, đào thải qua phân và nước tiểu ra khỏi cơ thể nên gan lợn có thể ăn bình thường, sẽ tốt cho sức khỏe nếu chế biến đúng cách.
Gan lợn có giá trị dinh dưỡng cao bởi có nhiều chất đạm, sắt, vitamin nhóm B, các loại men như men tiêu hóa, men thải độc, tốt cho người thiếu máu, mù màu, còi xương. Chưa hết, vitamin A có trong gan còn có tác dụng bổ mắt, tăng cường sức đề kháng, sinh trưởng và phát triển ở trẻ. Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong 100g gan lợn chứa 21,3 g protein, 25 mg sắt, 8.700 mcg vitamin A, vitamin B, D, axit folic, nicotilic…
"Đây là thực phẩm có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu rất tốt. Đặc biệt, gan lợn có hàm lượng vitamin A cao hơn hẳn các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa… ", bác sĩ Thịnh chia sẻ trên Báo Tổ quốc cho hay. Chưa hết, lượng collagen trong gan lợn dồi dào có thể làm chậm quá trình lão hóa da, tăng cường sự mịn màng, săn chắc cho da.Thậm chí, gan lợn còn giàu dinh dưỡng gấp 10 lần thịt lợn và chứa nhiều chất như protein, vitamin, sắt…
Từ nguyên liệu này, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như gan luộc, gan nướng, gan cháy tỏi… đều ngon “miễn chê”.
Cách làm gan lợn xào ớt chuông
Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật, dưới đây là cách để bạn có thể chế biến gan lợn tận dụng nhiều dưỡng chất nhất:
+ Nguyên liệu:
- Gan lợn: 500 gram
- Ớt chuông: 2 quả
- Cà rốt: ½ củ
- Tỏi, gừng, hành
- Bột ngô pha loãng: 1 thùa
- Gia vị: 1 thìa xì dầu, 1 thìa dầu hào, 1 thìa rượu nấu ăn, muối ăn, ½ thìa đường trắng
+ Cách làm gan lợn xào ớt chuông
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gan lợn sau khi mua về sẽ được mang đi rửa sạch và thái thành những miếng mỏng vừa ăn. Để gan sạch và hết mùi hôi đặc trưng, bạn cần ngâm gan trong nước khoảng 30 phút để ra hết máu.
- Sau khi ngâm xong, rửa lại gan một lần nữa rồi để cho ráo nước. Tiếp đó, trộn 1 thìa bột mì vào gan và dùng đũa đảo đều lên.
- Cạo vỏ gừng, rửa sạch và cắt thành các lát mỏng.
- Rửa sạch ớt chuông, cắt bỏ phần cuống rồi bỏ hạt và thái thành những miếng vừa ăn.
- Gọt bỏ cà rốt, rửa sạch và thái miếng. Bóc vỏ tỏi, rửa sạch và tỏi băm.
- Nhặt bỏ lá hỏng, lá úa của hành lá rồi mang đi rửa sạch, cắt khúc ngắn.
Bước 2: Chiên sơ gan lợn
- Đặt chảo lên bếp, thêm dầu ăn vào rồi mang đi đun nóng. Sau đó cho gan lợn vào chiên sơ khoảng 1 phút.
- Khi thấy gan lợn chuyển sang màu đậm thì tắt bếp, bỏ bớt dầu ăn ra bát và gắp gan để riêng.
Bước 3: Xào gan lợn với rau củ
- Tiếp tục hành lá và gừng vào chảo dầu vừa chiên gan xong rồi phi thơm. Sau đó cho cà rốt, ớt chuông vào xào khoảng 1 phút cho chín.
- Thêm vào chảo 1 thìa xì dầu, 1 thìa dầu hào, 1 thìa rượu nấu ăn, ½ thìa đường – muối rồi đảo đều cho các nguyên liệu ngấm gia vị.
- Tiếp đó, thêm gan lợn đã chiên vào chảo xào cùng khoảng 30 giây là được. Nêm thêm 1 thìa nước bột ngô và đảo đều tay rồi tắt bếp.
- Gắp gan xào ớt chuông ra đĩa rồi rưới thêm nước sốt và từ từ thưởng thức.
Ngoài ra, bạn có thể làm các món ăn với gan lợn như sau:
+ Gan lợn xào bông hẹ
+ Pate gan heo
+ Gan lợn xào mướp
+ Gan lợn xào hành tây
Những ai không nên ăn gan lợn?
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, gan lợn là món ăn dinh dưỡng bổ sung chất sắt cao, tuy nhiên những người mắc bệnh gout và cao huyết áp, mỡ máu cao và mắc bệnh gan lại không được ăn vì rất hại.
+ Người mắc mỡ máu cao
Hàm lượng protein, chất béo trong gan lợn là rất lớn do đó những người mắc mỡ máu cao nếu ăn gan lợn sẽ làm nồng độ mỡ trong máu cao lên khiến bệnh nặng hơn.
+ Người mắc bệnh về gan
Tế bào gan không khỏe sẽ cản trở sự chuyển hóa chất độc và thức ăn trong khi gan lợn rất giàu dinh dưỡng, hàm lượng chất béo cao sẽ khiến gan phải vất vả hơn trong việc chuyển hóa chất. Điều hoàn toàn không tốt cho gan 1 chút nào.
+ Người bị cao huyết áp
Bệnh thường do lượng cholesterol trong máu cao do đó chế độ ăn uống sinh hoạt cần phải lành mạnh. Tránh những thực phẩm chứa nhiều đạm và chất béo.
Vì vậy, người mắc bệnh huyết áp cao thường phải kiêng các món nôi tạng động vật (gan, ruột non,tim, cật,…) và chất béo và đường.
+ Người bệnh gout
Bệnh gout là một bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong máu. Hay còn gọi là bệnh do sự dư thừa đạm gây nên.
Do đó, khi bạn những thực phẩm gốc purin như phủ tạng động vật trong đó có gan lợn (cứ100g gan lợn cho 300 mg purin) vì thế người mắc bệnh gout không nên ăn gan lợn.
Cách chọn gan lợn và những lưu ý
Theo Tiền Phong, lựa chọn gan như thế nào cũng rất quan trọng, tránh những lá gan đã bị hỏng thì nên chọn loại có màu sáng, không quá thâm hay có đốm trắng, vàng...
Không ăn gan chưa qua chế biến và cần sơ chế kỹ, nấu chín để tránh nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm khuẩn do gan bị bệnh.
Một số kiêng kỵ khi nấu gan nên tránh như: Tránh gan động vật kết hợp với gỏi cá, rau cần hay carot...Làm mất tác dụng của các loại rau củ hay tăng nguy cơ gây bệnh.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, với bé ăn dặm, có thể cho mỗi bữa ăn 30g gan. Trẻ em nên ăn 2 bữa gan/tuần, vừa giúp thải độc, tăng cường vitamin A, tăng chiều cao, chống thiếu máu, cân đối axit amin, bổ sung chất dinh dưỡng. Người lớn mỗi tuần ăn một bữa gan xào sẽ rất tốt. Đối với phụ nữ mang thai nên tránh ăn gan và các sản phẩm từ gan bởi nó rất giàu vitamin A và có thể gây hại cho thai nhi, tốt nhất chỉ nên ăn 1-2 lần/tháng.
Chuyên gia khuyến cáo thêm, khi chế biến gan nên ngâm trong nước muối 10-30 phút, rửa thật sạch thật kỹ, bóp sạch máu đọng, đun kỹ để giết chết các loại vi khuẩn, ký sinh trùng rồi mới được sử dụng. Nếu còn băn khoăn việc nên ăn gan lợn hay không theo tình trạng sức khỏe của cá nhân, tốt nhất nên tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi ăn.