Thông thường, chúng ta chỉ ăn váng đậu khi nhúng lẩu hoặc nấu canh, kho, tận dụng thêm món ăn kết hợp này bảo đảm ngon miệng, 'níu giữ tuổi xuân'.
- Ít ai biết loại rau 'đuôi phượng' chế biến thành món ngon này lại còn có tác dụng giải nhiệt, giảm cân: Tín đồ eatclean nhất định đừng bỏ qua
- Làm món thịt băm hấp đậu nành mềm mượt mát lành cho cơm nhà thêm ngon
Lợi ích từ váng đậu
Được mệnh danh thực phẩm vàng trong làng “chống lão hoá”, váng đậu để nhúng lẩu và chế biến các món chay đơn giản. Tuy chỉ là món ăn dân dã nhưng thật sự rất giàu dinh dưỡng. Với hàm lượng protein lành mạnh, các axit béo thiết yếu cho cơ thể, ăn váng đậu có lợi cho sức khỏe não bộ và tim mạch.
Thành phần chủ yếu của phù trúc (váng đậu) chính là pprotein chiếm khoảng 45%, tiếp theo là lipid và carbohydrate, mỗi loại chiếm khoảng 22%, còn lại chỉ khoảng 8% là nước.
Đây là sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nên nó còn được gọi mệnh danh là "nhà vô địch dinh dưỡng".
Protein có trong váng đậu không chứa cholesterol, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người già, người có các bệnh mãn tính về máu, huyết áp.
Tuy nguồn gốc là ngũ cốc nhưng lại có thể bổ sung lysine, giúp cơ thể tăng hấp thu protein. Váng đậu chứa axit béo không no, đặc biệt là hàm lượng axit linoleic cao. Axit linoleic là một axit béo thiết yếu, khi kết hợp với cholesterol trong máu, gia tăng tốc độ đào thải cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.
Váng đậu còn giàu chất lecithin có tác dụng làm sạch mạch máu, giúp hạ cholesterol, làm mềm mạch máu, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch. Váng đậu chứa glutamate phong phú, thậm chí gấp 2-5 lần so với các chế phẩm từ đậu khác.
Axits glutamate đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của não bộ, kích thích não bộ hoạt động, ngăn ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả.
Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, các khung xương của chị em thường trở nên yếu hơn, do lượng hoocmon estrogen trong cơ thể bị suy giảm dẫn đến thiếu hụt canxi và chất dinh dưỡng, khiến các khớp xương dễ bị thương tổn hơn.
Tuy nhiên, với lượng soflavone có trong váng sữa đậu nành, một chất có cấu trúc tương tự như hoocmon estrogen trong cơ thể phụ nữ, sẽ có thể giúp bạn chống lại quá trình loãng xương, nuôi dưỡng sụn khớp và bảo vệ xương luôn chắc khỏe dài lâu.
Hợp chất isoflavone trong đậu nành có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, vì vậy rất có lợi cho việc điều trị mụn. Ngoài ra, các protein và vitamin có trong váng đậu cũng hỗ trợ tiêu diệt tận gốc các cồi mụn, xóa mờ các vết thâm trên da và đặc biệt là ngăn không cho mụn có cơ hội quay trở lại.
Ngoài ra, do lượng soflavone trong váng đậu nành có tính chất giống nội tiết tố estrogen trong cơ thể, nên nó còn có tác dụng trị dứt điểm các loại sẹo mụn, cân bằng độ ẩm rất tốt, đồng thời còn giúp tăng tính đàn hồi cho da và bảo vệ da luôn trắng sáng, mịn màng như em bé. Váng đậu có thể giúp bạn giảm chứng bốc hỏa mà chị em phụ nữ thường phải đối mặt trong giai đoạn khó khăn này.
Món ngon từ váng đậu
Với cách chế biến dưới đây, bạn sẽ có ngay món xào ngon, bổ và dễ làm từ nguyên liệu này:
+ Nguyên liệu làm váng đậu xào nấm đông cô
- Váng đậu: 100 gram
- Nấm đông cô tươi: 200 gram
- Ớt sừng xanh và đỏ: 2 quả
- Gia vị: Dầu hào, nước tương, dầu ô liu, muối, đường, bột bắp
+ Cách làm váng đậu xào nấm đông cô
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Váng đậu sau khi mua về sẽ được mang đi ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút. Khi thấy váng đậu nở mềm, bạn có thể cắt thành những khúc vừa ăn, dài khoảng 3 đến 5cm.
- Rửa sạch nấm đông cô rồi mang đi chần trong nước nóng khoảng 10 giây. Tiếp đó, mang nấm đông cô đã mềm đi thái miếng mỏng.
- Rửa sạch ớt, cắt bỏ phần cuống rồi cắt đôi quả ớt. Sau khi bỏ sạch hạt ớt thì mang đi cắt miếng chéo.
Bước 2: Xào váng đậu
- Đặt chảo lên bếp và đun nóng. Tiếp đó, cho dầu ô liu vào rồi thêm nấm đông cô đã thái lát và xào đến khi cạn nước. Sau đó, thêm váng đậu vào chảo rồi đảo đều.
- Nêm nếm món ăn với ½ thìa nước tương, 1/3 thìa muối, 1 thìa dầu hào và 1/3 thìa đường. Đảo đều tay cho các nguyên liệu ngấm gia vị.
- Tiếp đó, thêm vào chảo 1/3 bát nước sôi và đun trong lửa liu riu. Từ từ thêm ớt cắt vát vào rồi cho nửa thìa bột bắp để các nguyên liệu trong chảo sệt lại.
- Xào thêm trong khoảng 1 phút rồi tắt bếp và cho món ăn ra đĩa thưởng thức.
+ Nguyên liệu làm váng đậu xào chay
Váng đậu, đậu quả Hà Lan, su hào, cà rốt, nấm rơm, rau mùi, mộc nhĩ, hành tím.
Cách làm món váng đậu xào chay như sau:
- Ngâm váng đậu vào nước ấm cho váng đậu nở ra. Sau đó cắt khúc vừa ăn.
- Đậu quả Hà Lan sơ chế sạch, ngâm nước muối, su hào, cà rốt cắt khúc mỏng, nấm rơm, mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở ra, hành tím băm nhỏ, rau mùi cắt nhỏ.
- Đầu tiên cho dầu vào chảo, sau đó phi thơm hành tím, lần lượt cho đậu Hà Lan, su hào, cà rốt, nấm rơm, mộc nhĩ vào xào chung với mức lửa to, tiếp theo cho váng đậu vào xào cùng, thêm chút hạt nêm, xíu muối vào cho vừa ăn. Cuối cùng trước khi bắc ra cho rau mùi thái nhỏ vào để giúp món ăn thơm ngon hơn.
Một trong những cách giúp váng đậu nở mềm một cách nhanh chóng là thêm vào nước ngâm nguyên liệu này một thìa giấm trắng. Giấm trắng có tác dụng làm mềm hiệu quả nên giúp bạn đạt được hiệu quả tốt gấp đôi.
Lưu ý khi ăn váng đậu
+Tuy giá trị dinh dưỡng của váng đậu rất cao nhưng không phải ai cũng ăn được. Những người có bệnh lý về thận nên hạn chế ăn váng đậu nếu không sẽ làm tăng ni tơ trong thận khiến bệnh càng thêm nặng.
+ Bệnh nhân bị gout, rối loạn đường huyết hoặc đang dùng thuốc có thành phần tetracycline cũng không nên ăn nhiều váng đậu.
+ Người bị suy tuyến giáp: Được biết, hàm lượng isoflavone cực tốt chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú lại là tác nhân ngăn chăn các loại enzyme sản xuất hoc-môn tuyến giáp, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng nề.
+ Không ăn đậu phụ hay các thực phẩm từ đậu phụ trong khi đang uống thuốc tetracycline: Đậu phụ giàu canxi và magiê, trong khi thuốc tetracycline có chứa các thành phần có sự phản ứng với canxi và magiê. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là không ăn đậu phụ trong khi uống thuốc tetracycline, để không làm thay đổi thành phần của thuốc tetracycline, dẫn đến làm giảm tác dụng của thuốc.