Đau dạ dày khi mang thai gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cho cả 2 mẹ con. Việc chữa đau dạ dày cho bà bầu đòi hỏi nhiều yếu tố.
- Bà bầu nên ăn uống như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng và tăng đề kháng phòng COVID-19?
- Bà bầu ăn hạt mè khi mang thai có an toàn không?
Đau dạ dày khi mang thai phải ăn uống hợp lý
Các thực phẩm khô, thô cứng như hoa quả sấy,lương khô, măng,dưa muối, cà, hẹ,… đều làm tình trạng của bà bầu bị đau dạ dày càng nghiêm trọng hơn. Nếu bị viêm loét sẽ khó lành, thậm chí càng làm vết loét trầm trọng thêm nên các bà bầu hãy tránh ăn chúng nhé.
Nên ăn các món mềm, dễ tiêu hóa được tinh chế từ bột mỳ như cơm mềm, cháo, mỳ. Tinh bột là thực phẩm chứa chất kiềm, có tác dụng bão hòa axít dạ dày. Sữa và trứng là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho các bà bầu.
Thức ăn, đồ uống chứa chất kích thích như trà đặc, rượu, bia, cà phê, đồ ăn cay, các món chua hoặc các món dễ sinh ra axít như khoai tây, khoai lang, dưa muối,… Để điều trị đau dạ dày khi mang thai hiệu quả thì tuyệt đối không được đụng đến chúng.
Không ăn quá nhanh hoặc quá no vì sẽ làm cho dạ dày sinh thêm axít gây khó chịu hơn. Để bão hòa và giảm axít tăng qua sự bài tiết của nước bọt thì tốt nhất các bà bầu hãy nhai kỹ và nuốt chậm.
Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao? Nên chọn hải sản vì đây là nguồn giúp bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng kẽm, là chất quan trọng giúp làm lành vết viêm loét nên nếu bị đau dạ dày khi mang thai thì nên ăn nhiều vào. Các mẹ bầu cần tránh các thực phẩm sống, ôi thiu, ướp lạnh.
Khi chế biến thực phẩm, nhất là khi bị đau dạ dày nên chọn các món hấp, luộc, ninh là tốt nhất. Không nên dùng các món nhiều dầu mỡ như chiên, xào sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây ảnh hưởng xấu cho quá trình làm lành vết loét.
Khi gặp các dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai, bạn hãy thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tránh ăn 3 bữa lớn làm cho dạ dày hoạt động quá tải một lúc. Hơn nữa cần tránh vận động mạnh và không nên nằm ngay sau khi ăn. Mà hãy đi lại nhẹ nhàng để giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn. Không được để bụng quá đói, vì sẽ làm axít tăng cao dễ làm dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai trở nên trầm trọng hơn.
Bà bầu bị đau dạ dày cần sinh hoạt lành mạnh
Căng thẳng, stress, thường thức khuya hay mất ngủ là những nguyên nhân gây nên triệu chứng đau dạ dày khi mang thai. Vì vậy các mẹ bầu hãy cố giữ tinh thần thoải mái, luôn vui vẻ. Không nên suy nghĩ quá nhiều, gây nên stress và không thức khuya để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thời gian ngủ lý tưởng nhất là khoảng 21 giờ, nên ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể của các bà bầu bị đau dạ dày nạp đủ năng lượng cho hôm sau. Nếu thiếu ngủ thì các mẹ càng uể oải, mệt mỏi và trì trệ.
Dành nhiều thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, hít thở để cân bằng năng lượng, điều hòa cơ thể. Đừng quên bộ môn đơn giản như thiền, tập yoga, bơi lội, đi bộ để dẻo dai, khỏe khoắn và vui vẻ hơn.
Cách điều trị đau dạ dày khi mang thai
Sử dụng cây lô hội để chữa đau dạ dày khi mang thai
Đầu tiên, hãy lấy nhánh lô hội và gọt sạch vỏ. Tiếp theo lấy phần thịt trong suốt cho vào nội nước đun sôi rồi uống. Dùng mỗi ngày 10 nhánh để uống thay nước sẽ giúp chữa đau dạ dày rất tốt.
Bao tử nhím cũng giúp bà bầu bị đau dạ dày bớt đau
Dùng bao tử nhím mang đi sấy hoặc phơi khô và tán thành dạng bột mịn. Khi đói sử dụng 10g bột này hàng ngày cùng nước cơm.
Điều trị đau dạ dày khi mang thai với nghệ và mật ong
Bạn hãy dùng tinh nghệ nguyên chất trộn với mật ong thành một dạng sệt. Tiếp theo, vo thành viên tròn nhỏ và cho vào lọ thuỷ tinh, bảo quản nơi thoáng mát, tốt nhất là cho vào tủ lạnh. Sử dụng mỗi ngày từ 3 đến 5 viên tuỳ theo thể trạng của mỗi người. Tinh bột nghệ mật ong chữa đau dạ dày rất hiệu quả, nhưng các bà bầu cần chú ý theo dõi kỹ cơ thể khi dùng vì nghệ có tính nóng.
Lưu ý nếu dùng thuốc trị đau dạ dày khi mang thai
Đây là giai đoạn rất nhạy cảm, những cách trị nào mà phải dùng đến thuốc thì bạn cần phải chú ý và phải được chỉ định của bác sĩ. Vì trong thai kỳ, thuốc có thể gây ra các dị tật, biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
Nếu chưa chữa trị dứt điểm căn bệnh đau dạ dày trước thì khi mang thai bệnh sẽ càng nặng hơn. Ợ chua, ợ hơi, đau vùng thượng vị là các triệu chứng hay xuất hiện mỗi khi bị ốm nghén. Có khi còn cảm thấy cơn đau dữ dội hơn nếu bà bầu nôn ói nhiều.
Khi gặp dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai này, bạn nhất định phải đến gặp bác sĩ để sử dụng phương pháp điều trị thích hợp. Thường thì bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh tuyệt đối an toàn cho phụ nữ mang thai để diệt khuẩn và điều trị. Bạn tuyệt đối không được tự ý uống các loại thuốc vì hầu hết chúng dễ gây hại cho thai nhi.