Tìm hiểu cách cúng ông Táo như thế nào cho phù hợp và hiểu đúng về ngày lễ truyền thống này.
- Đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì và các nguyên tắc “bất di bất dịch” cần nhớ
- Văn khấn lễ tạ mộ cuối năm 2022
Nội dung bài viết
Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian cả việc tốt lẫn việc xấu và những gì chưa làm được. Từ đó, Thiên đình sẽ đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.
Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ đưa ông Công ông Táo về trời (hoặc gọi ngắn gọn là đưa ông Táo về trời) luôn được tiến hành trọng thể. Tuy vậy, cách cúng ông Công ông Táo thế nào cho đúng và trang trọng nhất? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp như thế nào
Đồ lễ, đồ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Thông thường đồ cúng, đồ lễ chỉ đơn giản là bánh, kẹo và nước trà, với mong muốn Táo công "ngọt giọng", nói những điều hay. Không cần thiết làm cả mâm cỗ và nếu làm cỗ mặn cũng không được đặt lên ban thờ, mà đặt ở cái bàn con bên dưới.
Lễ vật cúng ông Công, ông Táo thường có 3 chiếc mũ ông công, trong đó hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Những đồ vàng mã này sẽ được hóa (đốt đi) sau lễ cúng ông Táo. Tuy nhiên, nếu không dùng vàng mã cũng không sao.
Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc hay cúng con cá chép (hay cá vàng) còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng" đưa ông Táo về trời. Sau khi cúng sẽ phóng sinh cá ra ao hồ hay ra sông. Nhiều nơi không hiểu, dùng cá rán để cúng là không phải. Đặc biệt, người dân cũng không nên theo trào lưu phóng sinh mà mua cả chậu cá, thả cua, ốc, rùa.
Vị trí đặt đồ lễ
Thường làm lễ ngay ở ban thờ thần linh gia tiên, chứ không nên đặt đồ lễ ở ban thờ Phật hoặc lập riêng ban thờ Táo quân. Một số nơi, nhất là miền Nam có xu hướng lập ban thờ Táo quân riêng ở bếp. Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh Nguyễn Văn Dương, “ông Công là thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nhưng tất cả các vị này đều phải được thờ phụng ở trên bàn thờ chính của gia đình. Không có ai đi đặt bát hương hay bàn thờ ở dưới bếp để thờ cúng các vị thần linh như ông Táo cả. Nói cúng ông Táo ở dưới bếp mới đúng như vậy là không hiểu văn hóa, tín ngưỡng, quan niệm dân gian từ nhiều đời nay của dân tộc Việt Nam". Khi hương cháy đến 2/3 là có thể mang vàng mã ra hóa và mang cá đi phóng sinh.
Thời gian cúng ông Công ông Táo
Dân gian cho rằng bắt buộc phải làm lễ cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để ông Táo kịp báo cáo. Điều này là không phải vì thực tế theo truyền thuyết đến tối ông Táo mới lên trời. Chúng ta có thể cúng trong ngày 23 hoặc nếu vì lý do thời gian có thể làm từ 21 đến 23 tháng Chạp.
Khi khấn ông Công, ông Táo đa phần không cầu xin phú quý, cũng không cầu xin no đủ, mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt, bớt nói điều không hay.
Văn khấn cúng ông Công ông Táo
Hiện nay đang lưu truyền rất nhiều bài văn khấn khác nhau về nghi lễ cúng ông Công ông Táo. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bài khấn nào là đúng, là chuẩn xác nhất.
Sau đây là bài văn khấn ông Công ông Táo phổ biến nhất của người Việt. Văn khấn này đã được lưu truyền nhiều đời và được Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin sưu tầm, đăng tải trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”:
“Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ...............
Ngụ tại:............
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật! (lặp lại 3 lần)"
Các cụ xưa nay vẫn dặn dò con cháu dù có bận rộn tới mấy thì đúng ngày 23 tháng Chạp vẫn nên dành thời gian để làm lễ cúng ông Công ông Táo. Và nhất định lễ cúng phải được cử hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tuỳ theo điều kiện thời gian mà có thể cúng ông vào trưa hoặc tối ngày 22 tháng Chạp, cùng lắm là cúng ngày 23 tháng Chạp.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Nguyễn Vĩnh Kiên, "Chúng ta vẫn có thể cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, thậm chí, do điều kiện thời gian, hoàn cảnh có thể cúng vào chiều, tối cũng không sao. Nhưng ở đây, muốn khuyên mọi người nên chọn thời điểm tốt nhất để cúng lễ này. Theo quan niệm dân gian từ 11 giờ - 13 giờ là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời. Do vậy, thời điểm đẹp nhất vẫn là tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp", ông Kiên nói.
Tóm lại, cúng ông Công ông Táo là một trong những nét đẹp tín ngưỡng của người Việt, được lưu truyền qua bao thế hệ. Hy vọng với những thông tin mới được chia sẻ trên đây, sẽ phần nào giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về phong tục đẹp này và có thể chuẩn bị chu toàn nhất cho ngày cúng ông Táo 2023 sắp tới nhé!