Đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì và các nguyên tắc “bất di bất dịch” cần nhớ

Đời sống 30/12/2022 14:30

Đi lễ chùa đầu năm là một trong những phong tục vô cùng quen thuộc trong những ngày lễ tết đầu năm mới của người Việt. Nhưng đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị gì và những nguyên tắc cần lưu ý khi đi chùa vào ngày này thì không phải ai cũng biết rõ.

Hôm nay, hãy cùng khám phá chi tiết về những lễ vật cần chuẩn bị khi đi lễ chùa đầu năm, cũng như các nguyên tắc "bất di bất dịch" mà chị em cần nhớ nhé!

Phong tục đi lễ chùa đầu năm

Phong tục sắm lễ đi chùa đầu năm và ngày thường là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc ta xuất phát từ tấm lòng thành kính dâng lên Phật. Không chỉ đến chùa để cầu xin được bình an, sức khỏe, tài lộc hay chuyện làm ăn thuận lợi mà còn để hòa mình vào chốn tâm linh giúp tinh thần được thanh tịnh và thoải mái nhất. 

Đi lễ chùa đầu năm
Đi lễ chùa đầu năm mỗi dịp Tết đến xuân về là một hoạt động quen thuộc của người dân Việt từ xưa đến nay!

Quy tắc đầu tiên khi bước vào chốn thiêng liêng này chính là lưu ý vào cổng vào chùa. Cụ thể, khi đi qua cổng Tam quan vào chùa, nên đi cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái), không bước vào cửa Trung quan (cửa giữa) cũng như dẫm lên bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính. Theo quan niệm xưa, cửa Trung quan chỉ dành cho bậc Thiên tử, bậc cao tăng, khoa bảng ra vào chùa. Vì thế ngày thường nhiều chùa không mở cửa chính.

Đi lễ chùa đầu năm ngày nào tốt?

Đầu năm mỗi ngày đi lễ chùa lại có một ý nghĩa riêng. Vậy nên đi vào ngày nào?

Mùng 1: Đi chùa vào ngày mùng một sẽ hứa hẹn một năm mới tràn đầy hạnh phúc, bình an và viên mãn

Mùng 2 và mùng 3: Đây chính là hai ngày đón Hỷ thần. Mọi người đi vào ngày này thường cầu tài lộc vượng phát

Mùng 4: Đây là ngày vô cùng tốt để cầu duyên

Mùng 6: Đi chùa vào ngày này sẽ cầu được bình ăn, sức khỏe và gia đạo cực thịnh

Đầu năm đi lễ chùa cần chuẩn bị những gì?

- Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả... chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ.

- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức, để tránh dung tục hóa.

- Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện.

- Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Bên cạnh đó, có những lưu ý về việc cắm hương mà các chị em cần lưu tâm: Nếu dùng hương que, bạn phải cắm thẳng, không để nghiêng lệch, không nên để hương bị tắt khi đang lễ chùa. Vì dịp đầu năm số lượng người đi lễ chùa rất đông nên mỗi người chỉ cần cắm một nén hương là được, không nhất thiết phải cắm nhiều cây hoặc cả thẻ. Còn với hương vòng, bạn lưu ý đặt hương theo chiều kim đồng hồ. Với hương tháp, hãy đặt vào lư hương hoặc phía giữa của đĩa hương.

Cách đi lễ chùa đầu năm và cầu nguyện

Cách đi lễ chùa đầu năm
Cần tuân thủ các bước hành lễ và chỉ nên cầu bình yên, may mắn!

Theo quan niệm của Phật giáo, Đức Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho chúng sinh chứ không độ về đường công, danh, tài, lộc. Nếu muốn cầu về những đường này, bạn nên đến các đình, đền.

Những bước hành lễ khi đi chùa:

- Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.

- Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

- Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

- Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

- Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Còn về vấn đề cầu nguyện, theo quan điểm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ bình an chứ không thể phù hộ về tài lộc, công danh như ý muốn. Nên bạn chỉ nên cầu xin may mắn trong chuyện tình cảm hay công việc thuận lợi, bình an thôi nhé, tuyệt đối đừng xin tài lộc, kẻo mất đi ý nghĩa thiêng liêng của việc cầu nguyện.

Xưng hô thế nào cho đúng?

Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt. Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

Những điều cần kiêng kỵ khi đi lễ chùa đầu năm

Đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì và các nguyên tắc “bất di bất dịch” cần nhớ - Ảnh 3
 Nên nghiêm trang, đi nhẹ nói khẽ khi vào khuôn viên chùa!

- Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc năm trong phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ,… quanh khu vực phật điện, tam bảo.

- Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay,… vào tảm bảo bái phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.

- Không đứng hoặc quỳ chính giữa phật đường lễ phật. Lưu ý, đó là vị trí tối cao của trụ trì, nên quỳ lễ chếch sang bên một chút.

- Trước khi đi chùa không được quan hệ vợ chồng, nếu nhỡ quan hệ thì phải sau 3 đến 6 tiếng với được đi chùa. Chú ý khi bước vào chùa không được có tư tưởng vui buồn trong quan hệ chăn gối.

- Cấm kỵ việc sử dụng đồ ăn thức uống của nhà chùa, nếu trụ trì cho thì nhận.

- Về trang phục, Chùa là cõi thanh tịnh, nơi thờ Phật, do vậy khi vào chùa bạn nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo, tránh mặc những trang phục quá hở hang, lòe loẹt. Các bạn nữ cũng không nên mặc váy, quần quá ngắn, gây phản cảm, thể hiện sự thiếu tôn trọng với thần thánh, tổ tiên, đồng thời có thể phát sinh những hệ quả xấu do trang phục không phù hợp.

Đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì và các nguyên tắc “bất di bất dịch” cần nhớ - Ảnh 4
 Cần mang trang phục trang nhã, lịch sự khi đi lễ chùa!

Trên đây là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi "đi lễ chùa đầu năm nên chuẩn bi gì và các nguyên tắc cần lưu ý". Hy vọng qua bài viết này, các độc giả đã có được câu trả lời ưng ý và chuẩn bị chu toàn cho những ngày đi lễ chùa đầu năm nhé!

Văn khấn lễ tạ mộ cuối năm 2022

Đối với người Việt, lễ tạ mộ vào cuối năm là một trong những hoạt động vô cùng ý nghĩa và quan trọng. Cụ thể thế nào, hãy cùng khám phá chi tiết ở ngay bài viết dưới đây nhé!

TIN MỚI NHẤT