Khi ăn thịt gà cần lưu ý loại bỏ 5 bộ phận vì chúng thường tích tụ nhiều độc tố mà dinh dưỡng lại rất ít.
- Bổ gấp 9 lần thịt gà, loài vật được tôn "thuốc bổ thượng phẩm" này có rất nhiều ở chợ Việt: Tuy nhiên có 3 nhóm người nên tránh sử dụng
- Sau gỏi măng cụt non, gỏi mãng cầu... hội chị em lại chia sẻ rần rần món có ‘1-0-2’ - gỏi hoa phượng phiên bản ‘độc lạ’: Ai cũng muốn thử 1 lần
Trong Đông y, thịt gà có vị ngọt, tính ấm, không độc. Thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu dắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường... rất phù hợp để tăng cường sức khỏe vào những ngày đầu năm.
Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà rất cao, nhất là phần ức gà, đùi gà, cánh gà, gân gà... Tuy nhiên theo khuyến cáo của lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) khi ăn thịt gà cần lưu ý loại bỏ 5 bộ phận vì chúng thường tích tụ nhiều độc tố mà dinh dưỡng lại rất ít.
5 bộ phận của gà không nên ăn vì ít dinh dưỡng lại chứa nhiều độc tố
1. Phổi gà
Phổi gà là một trong những bộ phận không nên ăn vì chúng "bẩn" hơn những gì bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, ở trong các phế nang của phổi gà thường tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Sau khi gà bị giết, vi khuẩn trong phổi sẽ càng "lộng hành", chúng sinh sôi rất nhanh, kể cả việc rửa phổi gà ở nhiệt độ cao những khó mà giết hết được lượng vi khuẩn đó.
2. Phao câu
Cả con gà chỉ có duy nhất một miếng phao câu, thịt lại dai chắc và béo ngậy hơn hẳn những vị trí khác nên được rất nhiều người thích. Thế nhưng, phao câu gà là bộ phận tập trung tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Tế bào này có khả năng ăn vi khuẩn, nhưng lại không thể tiêu diệt được chúng, vì thế theo thời gian sẽ là nơi trú ẩn của hàng loạt vi rút và vi khuẩn, gây hại cho sức khỏe.
3. Mề gà
Mề gà là bộ phận làm nhiệm vụ xay nhuyễn thức ăn để ruột tiêu hóa. Đây là cơ quan thường bị tích tụ nhiều chất cặn bã, vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng. Như vậy, dù yêu thích vị thơm mềm của mề gà đến đâu thì hãy hạn chế tiêu thụ chúng để không gây bệnh. Bệnh nhân gút cần kiêng ăn nội tạng gà vì thành phần có purin sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
4. Cổ gà
Phần cổ gà thường chứa nhiều da, rất thơm ngon nhưng đây lại là nơi tập trung rất nhiều hạch bạch huyết. Nếu ăn nhiều bộ phận này, khác nào tự bổ sung một lượng độc tố không nhỏ vào cơ thể.
5. Da gà
Da gà là bộ phận mà cả Đông y lẫn Tây y đều khuyên không nên ăn, đặc biệt là khi đang mắc một số bệnh như gút, tiểu đường, huyết áp cao... vì da gà có chứa nhiều chất béo và có hàm lượng cholesterol cao.
Ngoài ra, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), da gà là nơi thường tiếp xúc trực tiếp với lông gà, nằm ở lớp ngoài cùng nên dễ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn ký sinh. Da gà khó làm sạch nên khi ăn, người dùng cần cẩn trọng để không hấp thụ "ổ vi khuẩn" vào cơ thể.
5 nhóm người sau nên tránh ăn nhiều thịt gà
Dù gà ngon miệng và có thể sử dụng để trị nhiều bệnh nhưng lương y Vũ Quốc Trung cho rằng không phải ai cũng nên ăn thịt gà. Đặc biệt là:
- Người mới phẫu thuật: Bệnh nhân mới mổ xong mà ăn thịt gà sẽ gây cảm giác ngứa da.
- Người bị vết thương hở: Thịt gà vốn có tính nóng nên có thể gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương.
- Người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch: Da gà và lòng trắng trứng gà có nhiều mỡ, cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều.
- Người đang bị thủy đậu: Thịt gà, da gà sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho các nốt thủy đậu. Đồng thời dễ để lại sẹo.
- Người đang bị táo bón, khó tiêu: Những người có vấn đề về tiêu hóa nên tránh ăn thịt gà vì loại thịt này rất khó tiêu.