Ngô giàu chất xơ, carbohydrate và protein. Nó cũng chứa vitamin A, B và C ngoài các khoáng chất thiết yếu như magiê, phốt pho và kali. Tuy nhiên khi ăn quá nhiều ngô cũng sẽ gây ra 4 tác dụng phụ dưới đây.
- Bảo quản ngô tươi trong ngăn mát hay ngăn đá thì mới ngon? Làm ngay cách này giữ được vị ngọt ngon, hạt không bị móp
- Hạt bí ngô và hạt hạnh nhân: Loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
Bắp (ngô) được nhiều người biết tới như một loại rau, thế nhưng chúng cũng là một loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu dinh dưỡng. Con người từ lâu đã biết sử dụng bắp để chế biến thành những món ăn ngon.
Công dụng khi ăn ngô
Cải thiện thị lực: Ngô, đặc biệt là ngô ngọt có chứa chất lutein giúp tăng cường các dây thần kinh thị giác và cải thiện thị lực.
Cải thiện sức khỏe tim: Các chất chống ôxy hóa có trong ngô sẽ tăng lên khi được chế biến và giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh.

Nạp đầy năng lượng: Ngô chứa rất nhiều chất tinh bột giúp bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể và không ảnh hưởng đến cân nặng của bạn.
Ngăn ngừa táo bón: Ngô có chứa nhiều chất xơ hỗ trợ hoạt động của ruột nhằm ngăn ngừa các triệu chứng như táo bón.
Ăn ngô có tác dụng phụ gì không?
Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý rằng bạn nên thưởng thức ngô như một phần của chế độ ăn uống cân bằng và điều độ. Do đó nếu ăn quá nhiều ngô, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:
Lượng đường trong máu tăng đột biến: Vì ngô có lượng tinh bột tốt nên nó có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường cần cẩn thận hơn và ăn ít ngô hơn.
Đầy hơi: Chất xơ rất tốt cho sức khỏe đường ruột, nhưng quá nhiều chất xơ có thể gây đầy bụng hoặc đầy hơi.

Lượng calo dư thừa: Quá nhiều ngô sẽ làm tăng lượng calo dư thừa. Ăn quá nhiều calo sẽ phản tác dụng với những ai đang trong hành trình giảm cân.
Dị ứng: Đã có một số trường hợp dị ứng ngô hiếm gặp. Điều đó có thể gây ra các phản ứng bất lợi như nổi mẩn đỏ và ngứa da, nôn mửa, tiêu chảy hoặc sổ mũi.