Sau tuổi 50 nhớ bổ sung 4 loại rau dưới đây để tăng cường sức khỏe, chống lại lão hóa cực hữu hiệu.
- Có 7 thói quen tưởng chừng rất xấu nhưng lại rất tốt, giúp nhiều người sống thọ hơn
- Những biến chứng có thể ai cũng sẽ phải gặp sau khi nhổ răng khôn
Những thay đổi của cơ thể ở giai đoạn 50 tuổi
Từ 45 – 55 tuổi, cơ thể bước vào giai đoạn trung niên và bắt đầu có nhiều thay đổi cả về hoạt động và chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Đối với phụ nữ ở độ tuổi này có nhiều thay đổi liên quan đến mãn kinh - đây là biến đổi sinh lý bình thường của cơ thể và mãn kinh được xác định khi phụ nữ không có kinh nguyệt liên tiếp 12 tháng liền. Ở phụ nữ mãn kinh buồng trứng ngừng rụng trứng, chấm dứt hoạt động và nội tiết tố estrogen, progesteron do cơ thể tiết ra ngày càng ít.
Quá trình lão hóa ở tuổi 50 được thể hiện qua những thay đổi khác của cơ thể như giảm mật độ xương, loãng xương và dễ dẫn đến nguy cơ gãy xương. Phụ nữ ở độ tuổi này có nguy cơ gãy xương cao gấp 2 đến 7 lần so với đàn ông và nguy cơ này ngày càng gia tăng theo độ tuổi, tình trạng mãn kinh.
Ở giai đoạn trung niên, hoạt động của con người ít hơn, khối lượng cơ bắp giảm đi, làm ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, ăn ít hơn so với khi còn trẻ. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng ở độ tuổi 50 cần được xây dựng một cách hợp lý, cân bằng, đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cơ thể duy trì được sức khỏe, tránh được nguy cơ thiếu cân hoặc thừa cân, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý không lây nhiễm thường gặp ở người cao tuổi như tăng huyết áp, thoái hóa khớp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)...
4 loại rau bổ sung dinh dưỡng cho người sau tuổi 50
Cải xoăn
Sau tuổi 50, mật độ khoáng của xương bắt đầu giảm đáng kể do quá trình phân hủy xương diễn ra nhanh hơn quá trình hình thành xương, do đó chúng ta dễ mắc các bệnh về xương như nhuyễn xương hoặc loãng xương.
Cải xoăn là một loại rau giàu canxi, ít oxalat. Oxalate là một hợp chất ức chế sự hấp thụ canxi, vì vậy việc tìm kiếm một loại rau chứa canxi, đồng thời giữ oxalat ở mức tối thiểu, là chìa khóa sức khỏe xương mà cải xoăn đang nắm giữ.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là loại rau giàu dinh dưỡng, và dinh dưỡng được phát huy tốt nhất khi luộc, hấp.
Bông cải xanh cung cấp vitamin K, C, folate, magie, kali cần thiết cho cơ thể. Trong bông cải xanh còn chứa suforaphane – hợp chất có thể ngăn ngừa ung thư phát triển, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính khác.
Trong bông cải xanh còn chứa chất carotenoid lutein – có tác dụng ngăn ngừa sự dày lên của các động mạch ở tim, từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và chứng đột quỵ ở người lớn tuổi.
Cà rốt
Tương tự như bông cải xanh, dinh dưỡng từ cà rốt được hấp thu tốt nhất khi luộc sơ. Bạn chỉ cần gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, thả vào nồi nước đang sôi (ở nhiệt độ 100 độ C) một chút rồi vớt ra là được.
Trong cà rốt chứa lượng vitamin A lớn, cung cấp tới 428% nhu cầu vitamin A cần thiết cho cơ thể. Cà rốt còn chứa Beta-carotene – chất chống oxy hóa làm vỏ cà rốt có màu cam và có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Bắp cải "tí hon" Brussels
Giống như bông cải xanh, cải Brussels là một thành viên của họ rau cải và có chứa các hợp chất thực vật tăng cường sức khỏe tương tự. Cải Brussels cũng chứa kaempferol, một chất chống oxy hóa có thể đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa tổn thương tế bào.
Ăn cải Brussels cũng có thể giúp tăng cường giải độc. Một nghiên cứu cho thấy rằng ăn cải Brussels làm tăng 15-30% một số enzym cụ thể kiểm soát quá trình giải độc, có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, cải Brussels rất giàu chất dinh dưỡng. Mỗi khẩu phần cung cấp một lượng lớn nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin K, vitamin A, vitamin C, folate, mangan và kali.