Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành rất tốt cho sức khoẻ nhưng những nhóm người dưới đây được khuyến cáo không nên ăn.
- Sữa đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng nhưng chớ lạm dụng kẻo hại sức khỏe
- Sữa đậu nành là "thần dược" cho nữ giới nhưng tránh 4 cách uống sau kẻo hại thận, thiếu hụt canxi
Đậu nành là một trong số ít các loại hạt chứa hàm lượng protein tương đương với thịt. Tỷ lệ đạm trong đậu nành chiếm khoảng 38%. Ngoài ra, protein đậu nành không chứa cholesterol (một trong những nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não) và chỉ có hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Đậu nành còn chứa vitamin C và folate, chúng cũng là nguồn cung cấp canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali, thiamin… dồi dào cho cơ thể.

Thành phần dinh dưỡng của các sản phẩm đậu nành khác có thể khác nhau tùy thuộc vào cách các nhà sản xuất đã chế biến chúng và những thành phần mà họ đã thêm vào.
Lợi ích của đậu nành đối với sức khỏe
Đậu nành có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú: Các nghiên cứu chất lượng cao gần đây đã phát hiện ra rằng đậu nành chưa qua chế biến không làm tăng nguy cơ ung thư vú và việc tiêu thụ rất nhiều thậm chí có thể cung cấp một số biện pháp bảo vệ. Trên thực tế, một phân tích của hơn 30 nghiên cứu cho thấy rằng ăn đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư vú cho cả phụ nữ trước và sau mãn kinh ở các nước châu Á, nơi mọi người có xu hướng bắt đầu ăn đậu nành từ khi còn rất trẻ.
Đậu nành hỗ trợ cải thiện khả năng sinh sản và giúp giảm các cơn bốc hỏa: Đậu nành có vẻ có lợi cho khả năng sinh sản, miễn là không ăn quá nhiều. Phụ nữ trải qua quá trình thụ tinh trong ống nghiệm tiếp xúc với BPA trong môi trường có nhiều khả năng mang thai hơn nếu họ cũng ăn đậu nành. Nguyên nhân có thể là do isoflavone trong đậu nành giúp trung hòa các tác động gây rối loạn nội tiết của BPA.

Những đối tượng nên hạn chế ăn đậu nành
Người đang dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh đặc biệt hiệu quả và thường dùng trong các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nếu sử dụng sữa đậu nành, chất erythromycin trong thuốc sẽ bị phản ứng hóa học, làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh. Người đang uống thuốc kháng sinh không nhất thiết kiêng hoàn toàn sữa đậu nành, chỉ cần uống sữa sau khi uống kháng sinh ít nhất là 1 giờ.
Bệnh nhân suy thận: Bệnh nhân suy thận cần có chế độ ăn ít đạm, trong khi đó đậu nành và các chế phẩm của chúng là những thực phẩm giàu chất đạm, các chất chuyển hóa sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.
Người bệnh đang hồi phục sau phẫu thuật: Những người sau khi phẫu thuật hoặc ốm đau, sức đề kháng của cơ thể yếu và chức năng tiêu hóa không tốt. Lúc này, nên hạn chế sử dụng sữa đậu nành, đặc biệt là sữa đậu nành lạnh vì dễ bị buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Người cao tuổi: Chức năng thận của người cao tuổi tương đối yếu và nếu ăn đậu nành, tức là chúng ta đã nhập vào cơ thể quá nhiều đạm thực vật trong quá trình ăn. Các chế phẩm từ đậu nành sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và có thể dẫn đến suy thận. Nhiều người cao tuổi nếu sức khỏe tốt vẫn có thể ăn lượng đậu nành hợp lý, tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều.