Gừng là loại cây thân thảo, củ và lá gừng thường được dùng như loại gia vị trong nấu nướng và tác dụng nhất định với sức khỏe của bạn. Nhưng nếu ăn sai cách cũng rất hại sức khỏe.
- Đây chính là vị cứu tinh cho dạ dày, ăn vài lát gừng giúp đánh bay đầy bụng dịp Tết
- Gừng có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng nhất định phải biết 4 tác dụng phụ này
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng gừng vị cay, tính ấm, đi vào 3 kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày) nên có giá trị chữa bệnh nhất định. Gingerol là hợp chất có hoạt tính sinh học chính trong gừng, nó giúp chống viêm, chống oxy hóa và kích thích vị giác.

Gừng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và hiếm khi gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, sử dụng gừng không đúng cách, lạm dụng gừng để giữ ấm cơ thể có thể gây ra những tác hại không nhỏ. Dưới đây là những sai lầm khi ăn gừng cần bỏ ngay.
Ăn quá nhiều gừng: Gừng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu ăn với liều lượng lớn sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.
Uống nước ép gừng tươi: Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng. Nếu ăn nhiều, bạn sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa.
Ăn gừng mọc mầm: Gừng mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng rất nguy hiểm nếu dùng. Vì khi chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có thể làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.

Ăn gừng buổi tối: Thời điểm ăn gừng tốt nhất là vào buổi sáng, trong khi đó ăn gừng vào buổi tối lại đặc biệt có hại. Do trong gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu; đồng thời có chứa gingerose, có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Vào buổi tối, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng có tính dương, nóng, sẽ vi phạm quy luật sinh lí tự nhiên của con người, gây bất lợi cho cơ thể.
Ai không nên ăn gừng?
Mặc dù ăn gừng mang lại nhiều lợi ích, nhưng bạn chỉ nên sử dụng nó như một loại gia vị chứ không phải là một loại rau ăn thường xuyên. Ăn quá nhiều gừng có thể đem đến những tác dụng phụ như khó chịu dạ dày, hạ đường huyết quá mức, kích ứng da và mắt. Dưới đây là 2 nhóm người không nên ăn gừng.
Người bị âm hư
Tình trạng âm hư chính là thể chất khô nóng. Những người bị âm hư thường có biểu hiện như lòng bàn tay bàn chân nóng, ra nhiều mồ hôi tay, thường xuyên khô miệng, khô mắt, khô mũi, da khô, hay cáu gắt, khó ngủ. Gừng tính nóng, nếu người bị âm hư ăn gừng sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Bệnh nhân viêm gan
Thông thường, người bị viêm gan nên tránh ăn gừng vì có thể làm gan bị nóng. Để giảm bớt tính nóng của gừng, bạn có thể kết hợp gừng với các loại quả như sơn tra, hoa cúc để pha trà uống, điều này có thể giúp giảm bớt tính nóng của gừng gây ra.