Nấm mối là loại nấm hiếm, tại Việt Nam, nấm chỉ có thể mọc tự nhiên. Công đoạn thu hoạch và sơ chế nấm cần rất nhiều công phu, bởi vậy giá thành của nấm mối chưa bao giờ giảm mà chỉ có tăng theo từng năm.
- Cô gái được ‘thần bơ’ chỉ điểm, tự tin lựa bơ ‘10 phát chỉ trượt 1 phát’, hội chị em bạn dì mau học ngay bí kíp
- Chồng đảm ‘xắn tay’ nấu cơm cữ ngon như nhà hàng, vợ khó tính ‘ăn ngày 9 bát’, CĐM rần rần ‘đẻ thêm mấy lần nữa cũng được’
Nấm mối thường được tìm thấy ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nấm mọc lên từ các ụ mối. Đặc biệt, nấm không thể trồng mà chỉ có thể hái khi nấm mọc tự nhiên nên giá thành loại sản vật này luôn cao ngất ngưởng nhưng luôn trong tình cháy hàng, không đủ bán.
Khi thu hoạch nấm mối, thường phải chú ý nhiều điều. Người dân thường thức dậy từ 2-3h sáng để đi tìm và hái nấm. Đặc biệt, theo chia sẻ của người dân miền Tây, không phải ai cũng thấy nấm mối mọc. Cùng một vị trí nhưng có người thấy có người lại không. Khi hái nấm, người hái dùng 1 cây gỗ nhọn để lấy nấm lên khỏi mặt đất. Tuyệt đối không dùng dao nhọn, sắc vì như vậy năm sau vị trí đó nấm sẽ không mọc lại.
Tùy nơi và tùy theo loại nấm mối giá thành sẽ khác nhau. Nấm mối miền Tây Nam Bộ được cho là ngọt hơn nấm ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ nên giá thành vì thế cũng mắc hơn. Thường dao động từ 1 triệu đến hơn 1 triệu đồng/kg.
Ngoài ra, nấm búp sẽ đắc hơn nấm đã nở và nấm trắng cũng có giá cao hơn nấm đen. Vào đầu mùa nấm sẽ mắc hơn so với những thời điểm khác. Ở những tỉnh thành khác nhau, thường nấm sẽ có 2 màu chính là tháng 7 đến tháng 7 hoặc tháng 3 đến tháng 5. Lúc trời bắt đầu rớt những giọt mưa đầu tiên, xen kẽ nắng mưa liên tục hay người dân miền Tây còn gọi là "mưa nấm mối" thì đó là lúc những tai nấm bắt đầu rục rịch chồi lên khỏi mặt đất.
Nấm mối có vị ngọt, thơm tự nhiên nên khi chế biến không cần làm quá cầu kỳ. Có nhiều cách chế biến khác nhau nhưng người ta vẫn ưa chuộng những cách đơn giản như xào tỏi, nướng, đổ bánh xèo.
Hiện nay loài nấm mối này vẫn chưa được những nhà khoa học nghiên cứu để trồng nhân tạo mà chỉ dựa vào nguồn nấm từ thiên nhiên cung cấp ra thị trường, nên số lượng nấm vẫn còn giới hạn.