Cà phê thêm 1 loại bột biến thành “thuốc” hạ đường huyết tự nhiên, chống viêm, “đánh bay” mỡ thừa

Chọn thực phẩm 04/04/2024 06:07

Cho thứ bột này vào cà phê, chúng ta nhận được 1 tách cà phê thơm ngon hơn, đồng thời tăng cường miễn dịch, “đánh bay” mỡ thừa.

Cà phê vốn là 1 thứ đồ uống được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ vậy, khi cho bột quế vào cà phê, ta còn thu được loại đồ uống giàu chất dinh dưỡng hơn, có khả năng đẩy lùi 1 số căn bệnh nguy hiểm. Bởi vậy, cà phê kèm bột quế là 1 trong những loại đồ uống mà chúng ta có thể yên tâm sử dụng.

Theo nhận định của bác sĩ tim mạch của Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học bang Ohio - Laxmi Mehta, cà phê là “liều thuốc” chống oxy hóa vô cùng tuyệt vời. Trong khi đó, quế cũng là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, được coi như 1 loại “thuốc bổ” cho con người. Chúng mang đến công dụng to lớn như tăng cường miễn dịch, bảo vệ tim, giảm nguy cơ ung thư… Dưới đây là những tác dụng phổ biến của cà phê có thêm bột quế đối với sức khỏe con người.

1. Kiểm soát đường huyết hiệu quả

Bột quế là thành phẩm của việc nghiền vỏ cây quế thành bột. Chúng nổi tiếng với tác dụng tăng cường quá trình lưu trữ lipid trong tế bào mỡ, bởi vậy mà ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type II.

Cà phê thêm 1 loại bột biến thành “thuốc” hạ đường huyết tự nhiên, chống viêm, “đánh bay” mỡ thừa - Ảnh 1

Bột quế mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe.

Không chỉ vậy, bột quế còn giúp tăng độ nhạy insulin, từ đó kiểm soát đường huyết hiệu quả. Khi sử dụng cà phê có cho thêm bột quế, chúng ta sẽ giảm đi nỗi lo đường huyết tăng vọt, khó kiểm soát.

2. Hỗ trợ giảm cân

Một trong những tác dụng tiêu biểu mà bột quế mang lại là hỗ trợ giảm cân, “đánh bay” mỡ thừa của cơ thể. Chúng đốt cháy lượng calo dư thừa, tạo cảm giác no nhanh và từ đó hạn chế chúng ta nạp thêm thức ăn vào cơ thể. Khi tiêu thụ loại bột này, chúng ta sẽ kiểm soát lượng thức ăn, calo tốt hơn, tránh tình trạng ăn uống vô tội vạ.

Trong khi đó, cà phê cũng có tác dụng tương tự bột quế. Chúng cũng hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm sự thèm ăn và giảm lượng calo tiêu thụ vào cơ thể mỗi ngày. Theo nghiên cứu của Trường Y Harvard, sử dụng cà phê đen thường xuyên còn có thể làm giảm trung bình 4% mỡ. Bởi vậy, sự kết hợp giữa cà phê và bột quế có khả năng hỗ trợ giảm cân, giữ vóc dáng cân đối.

3. Ngăn ngừa nguy cơ ung thư

Không chỉ vậy, cả bột quế và cà phê còn có khả năng ngăn ngừa nguy cơ ung thư ở người. Chúng giàu chất chống oxy hóa, giảm sự phát triển của tế bào ung thư, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Nghiên cứu năm 2015 từ Đại học Arizona (Mỹ) còn khẳng định rằng: cinnamaldehyde có trong quế giúp ức chế di căn của ung thư đại trực tràng. 

4. Chống viêm hiệu quả

Chúng ta không thể không nhắc tới tác dụng chống viêm từ bột quế. Loại bột này có chứa hợp chất cytokine và prostaglandin làm giảm tình trạng viêm, bảo vệ cơ thể hiệu quả. 

Một số nghiên cứu còn cho rằng quế có khả năng ức chế hoạt động của các phân tử gây viêm. Bởi vậy, chúng hoàn thành tốt vai trò chống viêm, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Cà phê thêm 1 loại bột biến thành “thuốc” hạ đường huyết tự nhiên, chống viêm, “đánh bay” mỡ thừa - Ảnh 2

Cà phê có thêm quế như trở thành “liều thuốc” bảo vệ cơ thể nếu uống điều độ.

Trong khi đó, nhóm chất chống oxy hóa polyphenol có trong cà phê cũng chứng minh được khả năng chống viêm của chúng. Chúng giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong tế bào, bởi vậy nên kháng viêm hiệu quả, đẩy lùi nhiều căn bệnh.

5. Bảo vệ tim mạch

Có lẽ không còn bàn cãi về việc cà phê có tác động tích cực đến tim mạch. Tiến sĩ Peter M. Kistler (Úc) đã đưa ra kết luận về mối liên hệ của cà phê và việc bảo vệ tim mạch sau khi nghiên cứu 500.000 người. Theo đó, uống 2 - 3 tách cà phê mỗi ngày có liên quan tới việc giảm 10% đến 15% nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. 

Tương tự, quế cũng được coi là 1 thực phẩm bổ tim. Cinnamaldehyde và axit cinnamic có trong quế cũng giúp tim mạch khỏe mạnh hơn. Không chỉ vậy, khi chúng ta sử dụng quế điều độ khoa học, mức cholesterol xấu cũng có thể giảm xuống, đồng thời tăng mức cholesterol tốt, làm máu tuần hoàn tốt hơn, không gây áp lực lên tim mạch. 

(Tổng hợp)

Đến giờ tôi mới biết giữa củ cải trắng và củ cải xanh có nhiều khác biệt như vậy, nắm được điều này bạn sẽ không bị thiệt khi mua

Hóa ra, củ cải trắng và củ cải xanh không chỉ khác nhau về màu sắc mà còn có hương vị khác biệt khi chế biến.

TIN MỚI NHẤT