Nhiều người thích ăn cơm nhão nhưng không hay biết nguy cơ ung thư

Chọn thực phẩm 20/03/2024 07:09

Một số người có thói quen ăn cơm nhão cho dễ nhai, dễ tiêu hóa nhưng thực chất, thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây ung thư.

Gạo là một trong những loại ngũ cốc được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất trên toàn thế giới. Gạo chứa chất xơ, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và thậm chí một số protein và chất béo lành mạnh. Cách chế biến gạo đơn giản và phổ biến nhất chính là nấu cơm.

Cơm là món ăn quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt. Tùy vào sở thích của mỗi người, có người thích ăn cơm khô nhưng một số người có thói quen ăn cơm nhão cho dễ nhai. Tuy nhiên, việc nấu cơm quá chín có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe bao gồm suy giảm chất dinh dưỡng và tăng nguy cơ ung thư.

Nhiều người thích ăn cơm nhão nhưng không hay biết nguy cơ ung thư - Ảnh 1

Ảnh minh họa

Rủi ro sức khỏe khi ăn cơm nhão

Phá hủy axit amin

Axit amin là nền tảng của protein. Cơ thể người không thể tự tổng hợp tất cả các loại axit amin. Vì vậy chúng ta cần tiêu thụ các axit amin cần thiết thông qua chế độ ăn chứa nhiều các loại thực phẩm khác nhau.

Nhà dinh dưỡng học Nancy Appleton của Hiệp hội Sức khỏe Toàn diện Hoa Kỳ giải thích rằng nấu quá chín bất kỳ loại thực phẩm nào, kể cả cơm cũng có thể phá hủy axit amin, khiến chúng trở nên vô dụng đối với cơ thể bạn.

Nấu quá chín sẽ phá hủy liên kết giữa các phân tử, làm giảm đáng kể giá trị dinh dưỡng. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu hụt các axit amin thiết yếu như tryptophan, được sử dụng để điều hòa giấc ngủ.

Khó tiêu hóa hơn

Nấu cơm mềm làm cho hạt dễ tiêu hóa hơn nhưng nấu quá chín đến mức nhão lại có tác dụng ngược lại. Nấu cơm quá lâu ở nhiệt độ cao sẽ phá hủy các enzyme trong hạt khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn.

Mặc dù các enzyme cũng tồn tại sẵn trong đường tiêu hóa của con người, nhưng nhiều loại thực phẩm cũng chứa các enzyme cụ thể của riêng chúng, đặc biệt giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Nhiều người thích ăn cơm nhão nhưng không hay biết nguy cơ ung thư - Ảnh 2

Ảnh minh họa

Vitamin bị phá hủy

Các vitamin thiết yếu như thiamin hoặc vitamin B-1 dễ bị phá hủy do nấu cơm quá chín. Theo Viện Công nghệ Massachusetts, vitamin B-5, còn được gọi là axit pantothenic, cũng dễ bị phá hủy khi nấu cơm quá chín.

Nhiều vitamin B cũng bị ảnh hưởng tương tự do nấu quá chín trong khi những vitamin này cần thiết cho các quá trình như trao đổi chất và sản xuất năng lượng.

Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm nấu quá chín như cơm có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin B cũng như các chất dinh dưỡng khác.

Tác dụng gây ung thư tiềm ẩn

Nấu quá chín bất kỳ loại thực phẩm nào không chỉ phá hủy cấu trúc phân tử mà còn có thể tạo tiền đề cho việc tạo ra các cấu trúc mới và tiềm ẩn nguy hiểm.

Các axit amin trong cơm nấu quá chín có thể tạo thành một chất gọi là acrylamide. Acrylamide được biết đến là một hợp chất gây ung thư, mặc dù nó có nguồn gốc tự nhiên.

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, việc sản xuất acrylamide bắt đầu ở khoảng 120 độ F. Việc tiêu thụ chất này trong chế độ ăn uống có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư miệng, ruột, vú và buồng trứng.

Nhiều người thích ăn cơm nhão nhưng không hay biết nguy cơ ung thư - Ảnh 3

Ảnh minh họa

Cách khắc phục cơm nhão

Để an toàn, tốt nhất bạn nên từ bỏ thói quen nấu cơm nhão. Tuy nhiên, ăn cơm nhão một vài lần sẽ không gây hại nhiều nếu bạn đảm bảo rằng mình luôn ăn uống lành mạnh.

Khi cơm bị nhão, hãy mở nắp nồi và xới cơm lên. Đây là cách chữa cơm bị nhão phổ biến nhất. Việc mở nắp nồi sẽ giúp cho hơi nước bay lên. Tiếp đó dùng muôi đảo đều cơm lên để cơm tơi ra, nếu muốn cơm nhanh khô hơn, mọi người có thể xới cơm ra bát hoặc đĩa vì như vậy hơi nước sẽ bay đi nhanh hơn.

Ngoài ra, nhiều người còn cắt nhỏ miếng sandwich ra rồi dải đều từng miếng vào nồi cơm là chúng có thể hút hết phần nước thừa. Nếu không có sandwich, mọi người có thể dùng bánh mì để thay thế.

Nếu cơm quá nhão, bạn có thể sử dụng để làm các món khác như nghiền nát và làm bánh gạo hoặc tận dụng để nấu cháo hoặc súp. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý rằng những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và rủi ro có thể xảy ra đồng nghĩa với việc tốt nhất nên nấu một mẻ cơm mới để thay thế.

Dùng đường nâu hay đường trắng tốt hơn?

Theo các chuyên gia, đường nâu có hàm lượng canxi, sắt và kali cao hơn và lượng calo thấp hơn so với đường trắng nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe.

TIN MỚI NHẤT