Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết và tốt nhất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn sữa cho con là điều nên làm và vô cùng quan trọng. Trong quá trình bảo quản bạn cần phải lưu ý đến những vấn đề sau.
- Tin vào lời đồn đặt chậu nước trong phòng điều hòa sẽ tốt cho con, nào ngờ hại con viêm phổi lúc nào không hay
- Những lợi ích bất ngờ từ việc hay ăn đậu bắp khi mang thai, vừa tốt cho mẹ lại khỏe cho con
Chuẩn bị dụng cụ đựng sữa
Bình đựng, ly trữ sữa chuyên dụng bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, dễ dàng vệ sinh và sử dụng nhiều lần.
Túi trữ sữa: Bạn nên chọn loại hai lớp dây kéo, dày dặn và đảm bảo chất lượng, an toàn với sức khỏe của bé. Những loại túi này có bày bán rất nhiều ở siêu thị hay những cửa hàng chuyên về đồ mẹ và bé.
Bút để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên bịch.
Chú ý lượng sữa, thời gian bảo quản
Nhiều trường hợp bé bị biếng ăn nên bạn không nên chọn dụng cụ trữ sữa quá lớn, tốt nhất chỉ nên chọn túi từ 60-120ml. Lượng sữa không nên để quá gần với miệng dụng cụ trữ sữa để tránh bị đổ.
Nếu bạn chỉ trữ cho trẻ dùng trong 3-5 ngày thì không nên cấp đông. Chỉ cần bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu rách trên túi sữa, cần vứt bỏ, vì nó có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn trong tủ lạnh. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cho rằng sữa được bảo quản trong ngăn mát sẽ tốt hơn cấp đông.
Cách rã đông sữa mẹ đúng cách
Nếu mẹ trữ lạnh sữa sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần lấy ra ngoài cho bớt lạnh hoặc đặt trực tiếp vào cốc nước ấm để hâm nóng rồi cho bé uống.
Nếu lấy sữa trữ đông từ ngăn đá thì nên cho xuống ngăn mát cho tan dần. Sau khi sữa đã tan hết thì cho ra ngoài để bớt lạnh rồi hâm lại sữa bằng cốc nước ấm nhiệt độ khoảng 40 độ rồi cho bé bú.
Tuyệt đối không làm sữa tan nhanh bằng bất kỳ hình thức nào khác. Vì sự thay đổi nhiệt độ nhanh sẽ dễ làm mất chất dinh dưỡng và chết các kháng thể tự nhiên của sữa mẹ.
Sữa đã được rã đông nếu dùng không hết phải mang bỏ tuyệt đối không cho trẻ dùng vào lần sau hoặc mang đi đông đá tiếp tục.
Lưu ý: Trong quá trình chuẩn bị cũng như lúc dự trữ sữa mẹ phải vệ sinh tay sạch sẽ. Nếu có thể nên sử dụng găng tay y tế chuyên dụng để hạn chế tối đa vi khuẩn tiếp xúc với phần sữa bạn mang đi dự trữ cho con. Trong thời gian cho con sử dụng sữa đông lạnh nếu thấy có dấu hiệu bất thường nào phải cho con ngừng sử dụng và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.