Sự việc "kẻ dâm ô" bé gái trong thang máy chung cư khiến dư luận vô cùng bức xúc. Nhiều phụ huynh muốn tìm cách dạy trẻ tự vệ khỏi bị sàm sỡ khi chỉ có 1 mình.
- Vì sao cha mẹ không nên ép trẻ ôm hôn người lớn, kể cả họ hàng thân thiết?
- Tăng động giảm chú ý ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục
Dạy trẻ tự vệ trước tiên là tạo khoảng cách với người lạ
Trẻ em đều được dạy rằng không được nói chuyện với người lạ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng buộc phải giao tiếp với người không quen. Là cha mẹ, hãy cho con biết rằng thời gian cho một cuộc nói chuyện như thế chỉ cần kéo dài từ 5 đến 7 giây. Nếu dài hơn, trẻ nên bỏ đi và đến chỗ an toàn hơn. Mặt khác, bố mẹ nên dạy con mình rằng hãy giữ khoảng cách giữa bản thân với người lạ là từ 2m trở lên.
Phản đối – chạy đi – kể lại
Dạy trẻ rằng nếu có người sàm sỡ, lôi kéo và ép con làm một việc gì đó con không muốn, con hãy chạy đi chỗ khác, hoặc kêu lớn, hoặc cắn… cố gắng tránh người đó càng xa càng tốt và kể lại mọi chuyện với cha mẹ.
Theo ThS tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung, ngay cha mẹ cũng cần học kỹ năng chia sẻ với con. Phải luôn là chỗ dựa tin cậy của con để có chuyện gì con cái cũng dễ dàng chia sẻ. Tuy nhiên, có nhiều cha mẹ lại chọn cách im lặng vì cảm thấy xấu hổ hoặc không tin con. Điều này sẽ làm đứa trẻ bị tổn thương tâm lý lâu dài. Nhiều cô gái có cảm giác ghê sợ người khác phái, không bao giờ mở lòng để yêu thương, hoặc sau khi kết hôn vẫn có cảm giác ghê sợ chồng mình từ những ám ảnh xấu từ quá khứ.
Không sử dụng thang máy một mình hoặc đi một mình cùng người lạ
Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ đi thang máy một mình. Trong trường hợp bắt buộc, hãy dạy trẻ đứng tựa vào tường để có thể dễ dàng quan sát hành động của những người xung quanh.
Nếu đang đi thang máy một mình, khi người lạ bước vào, tốt nhất trẻ nên ra khỏi thang máy. Bố mẹ cũng nên dạy trẻ cách từ chối lịch sự khi người lạ rủ đi cùng thang máy: "Cháu đang đợi bố mẹ" hoặc "Bố mẹ dặn cháu không đi thang máy cùng người lạ".
Nhờ người giúp đỡ
Cha mẹ cần nói với trẻ rằng mọi người sẽ luôn sẵn sàng bảo vệ khi con bị đe dọa. Do đó, gặp chuyện nguy hiểm, con cần tìm người lớn cậy nhờ, giúp đỡ. Trước tiên là bạn hãy dạy trẻ nhớ số điện thoại của bố mẹ, những người thân khác trong gia đình hoặc những số điện thoại khẩn cấp khác.