Nhận biết xem con bạn thuộc nhóm trí thông minh nào để định hướng và lên kế hoạch cho trẻ phát triển lâu dài.
- Muốn bé 5 tuổi phát triển trí thông minh vượt trội, mẹ không thể bỏ qua những trò chơi đơn giản này
- Trò chơi cho bé 2 tuổi kích thích phát triển trí thông minh
Có một sự thật là tất cả trẻ em đều có một sự pha trộn độc đáo về cả điểm mạnh và điểm yếu từ hồi còn sơ sinh. Đó là sự kết hợp kỳ diệu của thời gian và sự phát triển của trẻ. Tất cả các trẻ em đều có điểm mạnh và thông minh theo nhiều cách khác nhau, và chắc chắn rằng, chúng cũng cần có những sự hỗ trợ để xây dựng những kỹ năng đó.
Tiến sĩ Howard Gardner, một giáo sư nổi tiếng tại Đại học Harvard (Mỹ), đã đề xuất tám loại trí thông minh khác nhau bởi vì chỉ nói là “trí thông minh” thì quá hạn chế về mặt khái niệm. Khi chúng ta nhận ra tất cả các loại trí tuệ khác nhau mà con cái chúng ta có, chúng ta có thể phát triển những trí thông minh đó một cách toàn diện.
1. Trí thông minh về ngôn ngữ
Những đứa trẻ này thường có xu hướng nói chuyện sớm, chúng bắt đâu việc sử dụng ngôn ngữ bằng cách bập bẹ và tạo nên những bài hát và những câu chuyện, và chúng cũng là những thính giả đầu tiên rất thích kể chuyện và nghe đọc truyện.
2. Trí thông minh logic
Có thể bé của bạn chưa biết nói, nhưng bé lại rất nhanh nhạy trong việc lắp ráp sắp xếp các khối trục hay suy nghĩ tìm cách để có thể lấy đồ chơi trên nóc tủ lạnh. Nếu như điều đó là đúng, có thể bạn đang nuôi dưỡng một kỹ sư trong tương lai, người có thể sử dụng trí thông minh để suy nghĩ nghiêm túc và giải quyết các vấn đề.
3. Trí thông minh về hình ảnh
Bé nhà bạn thích những hoạt động liên quan đến vẽ vời và có thể nhớ được về những hình ảnh mà bé chỉ nhìn thấy một lần. Bé cũng có xu hướng thích xem các loại sách ảnh và ảnh gia đình. Đó là những dấu hiệu cho thấy bé nhà bạn có xu hướng phát triển trí thông minh về hình ảnh.
4. Trí thông minh vận động
Bé nhà bạn có thể biết đi sớm hơn so với các trẻ khác, bé có thể đạp xe mà không cần hướng dẫn quá nhiều và thậm chí có thể chạy như một vận động viên marathon. Sự cân bằng đó có thể giúp cho bé phù hợp với rất nhiều môn thể thao, có thể bé chưa biết đọc, nhưng lợi thế về thể thao và chạy nhảy cũng là một trong những điều đặc biệt ở trẻ.
5. Trí thông minh âm nhạc
Bé nhà bạn là một ngôi sao âm nhạc trong lớp học? Bé thường dùng nồi, chảo làm nhạc cụ, hay thích hát ngêu ngao khi đang tắm. Nếu như bé có những biểu hiện trên, bé nhà bạn có một khả năng tiềm tàng về âm nhạc. Bạn hãy cố gắng nuôi dưỡng và phát triển chúng một cách khoa học nhất bởi vì đó là điều hề không dễ dàng.
6. Trí thông minh giao tiếp, tương tác
Nhiều đứa trẻ rất giỏi trong việc giao tiếp với các con vật nuôi, thường xuyên trò chuyện với tất cả mọi người. Bé nhà bạn dễ dàng bắt chuyện ngay với những người lạ hay không bao giờ buồn vì phải đi nhà trẻ khi có thể dễ dàng làm quen với nhiều bạn để chơi cùng. Đó là một trong những đặc điểm thể hiện rằng bé nhà bạn rất giỏi giao tiếp và có sức hút đối với người khác.
7. Trí thông minh nội tâm
Một số trẻ em rất giỏi đọc cảm xúc của chính mình và suy nghĩ sâu sắc về chúng. Trẻ tự phản chiếu nội tâm và luôn biết khi nào họ buồn, vui hay xấu hổ và hiểu được lý do tại sao. Trong khi nhiều người trong chúng ta làm việc để giúp con em chúng ta hiểu cảm xúc của họ, thì một số đứa trẻ tự nhiên nhận thức được cảm xúc của chính mình.
8. Trí thông minh thiên tự nhiên
Bé của bạn có thường xuyên nhìn chăm chú vào những con bọ ? Có thích chơi đùa trong bùn hay luôn muốn ra ngoài trời để chạy nhảy? Nếu như có, rất có thể bé nhà bạn có trí thông minh hướng về tự nhiên và thích cây cối, vườn tượt, thích đi lang thang tìm hiểu về những loài côn trùng và cây cỏ.
Từ giờ, bạn hãy bắt đầu chú ý xem xét những trò bé chơi, tìm ra điểm mạnh và nhận dạng nhóm trí thông minh của con mình. Việc nắm bắt được điểm mạnh của bé có thể giúp đỡ cho bé vượt qua được những trở ngại và định hướng thành công trong cuộc sống sau này.