Trò chơi cho bé 2 tuổi kích thích phát triển trí thông minh

Bài học làm mẹ 06/04/2018 11:58

Não bộ bé 2 tuổi phát triển rất nhanh về tốc độ và số lượng nơ ron thần kinh. Từ 2 tuổi, bé đã bắt đầu ghi nhớ và nhận thức các sự vật xung quanh. Cha mẹ hãy chơi cùng bé những trò chơi nhằm kích thích tối đa trí thông minh.

Sự phát triển não bộ ở trẻ lên 2

Theo nghiên cứu, não bộ trẻ sơ sinh bằng 25% trọng lượng não người lớn và chứa khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh (nơ ron). Hầu hết các tế bào nơ ron chưa được kết nối thành mạng lưới để hình thành đường dẫn truyền xung thần kinh.

Chưa đầy 1 tuổi, bộ não trẻ đã tăng gấp đôi trọng lượng, số lượng nơ ron tăng lên với tốc độ rất nhanh. Ở tuổi lên 2, số lượng các nơ ron thần kinh tăng rất nhiều lần và hình thành vô số các khớp thần kinh. Các khớp thần kinh giúp nơ ron thần kinh hoạt động tốt hơn. Trong giai đoạn này, bé đã có thể học tập và ghi nhớ những sự vật quanh mình.

Trò chơi cho bé 2 tuổi kích thích phát triển trí thông minh - Ảnh 1
2 tuổi là thời điểm vàng để cha mẹ kích thích não bộ bé phát triển - Ảnh minh họa: Internet

Đây chính là thời điểm vàng để con phát triển tối đa trí thông minh. Các chuyên gia khuyến khích cha mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho não bộ trẻ 2 tuổi và kích thích sự phát triển của 5 giác quan: Thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác.

Các trò chơi kích thích trí thông minh cho bé 2 tuổi

Chơi cùng thú nhồi bông, búp bê

Tuổi lên 2 là thời kì tốt nhất để bé phát triển phương diện tình cảm – xã hội. Chơi cùng thú nhồi bông, búp bê sẽ tạo cho bé sự gắn kết và tương tác với môi trường xung quanh, giúp bé phát triển các kỹ năng giao tiếp ngay từ nhỏ.

Trò chơi cho bé 2 tuổi kích thích phát triển trí thông minh - Ảnh 2
Chơi cùng thú nhồi bông sẽ giúp bé 2 tuổi phát triển trí thông minh, nâng cao kỹ năng xã hội - Ảnh minh họa: Internet

Trò chuyện, giao tiếp với những “người bạn” thú bông còn giúp bé phát triển trí tưởng tượng, đóng vai hay bắt chước người lớn những hành động chăm sóc, yêu thương, quan tâm mọi người.

Phân biệt màu sắc

Mẹ có thể gọi tên từng đồ vật kèm màu sắc của nó. Bé sẽ có ấn tượng về tên gọi và phân biệt được các màu sắc khác nhau. Mẹ cũng có thể cắt những tờ giấy màu hoặc vải xốp thành nhiều miếng nhỏ, trộn lẫn và nhờ bé phân loại từng nhóm màu.

Trò chơi cho bé 2 tuổi kích thích phát triển trí thông minh - Ảnh 3
Bé sẽ phân biệt được hình khối và màu sắc ở tuổi lên 2 - Ảnh minh họa: Internet

Trong cách trò chuyện hàng ngày, mẹ cũng có thể lồng ghép trò chơi màu sắc cùng con. Ví dụ: “Đố con tìm giúp mẹ chiếc áo màu xanh?”, “Đôi tất màu hồng ở đâu rồi con?”.

Nặn đất sét, vẽ

Bé sẽ rất thích thú khi tự tay nặn nên những con vật, đồ chơi theo ý thích. Những viên đất sét, bột nặn an toàn cho bé sẽ kích thích sự đam mê, sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng của con. 

Trò chơi cho bé 2 tuổi kích thích phát triển trí thông minh - Ảnh 4
Trẻ 2 tuổi luôn say mê với những viên đất sét nhiều màu sắc - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, hoạt động vẽ và tô màu cũng giúp kích thích trí não bé tự do phát triển và bồi dưỡng khả năng hội họa ở những bé có năng khiếu. 

Chơi trốn tìm

Trò chơi cho bé 2 tuổi kích thích phát triển trí thông minh - Ảnh 5
Trẻ lên 2 rất thích chơi trốn tìm - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên đã rất thích chơi trốn tìm, ú òa cùng cha mẹ. Trò chơi này sẽ kích thích trí thông minh, óc tò mò và sáng tạo của bé. Trong không gian phòng ngủ hoặc phòng khách, mẹ và bé sẽ oẳn tù tì một người trốn, người kia đi tìm. Với hoạt động này, mẹ lưu ý đảm bảo các đồ vật xung quanh không gây nguy hiểm cho bé. 

Chơi với trái bóng

Chơi cùng trái bóng cao su nhiều màu sắc không chỉ kích thích não bộ bé hoạt động mà còn giúp hệ cơ - xương, đôi tay, đôi mắt trẻ tập trung làm việc. Bé 2 tuổi đã có  thể tập ôm bóng, đá bóng vào gôn, chuyền bóng cùng cha mẹ. 

Với những trò chơi phát triển trí tuệ cho bé 2 tuổi này, mẹ sẽ tự tin giúp bé nâng cao chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), chỉ số vận động (ADL) và những khả năng khác.

6 dấu hiệu nhận biết trẻ có tố chất thông minh vượt trội, sớm trở thành người tài

Trao đổi với Phụ nữ sức khỏe, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh cho biết việc trẻ thích đặt câu hỏi, có sự tập trung cao, thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh là những dấu hiệu dễ dàng nhận biết có tố chất thông minh vượt trội.

TIN MỚI NHẤT