Cậu bé đòi phải có nhà ở thủ đô mới chịu đi học, bố mẹ nhất quyết không làm theo, 8 năm sau tiếc đứt ruột vì không nghe con

Bài học làm mẹ 17/05/2020 13:00

Yêu cầu của Trương Hân Dương lúc đó bị nhiều người chê trách là bất hiếu, không biết nhìn vào hoàn cảnh thực tế của gia đình. Nhưng 8 năm sau, ai nấy đều bái phục trước tầm nhìn xa trông rộng của chàng trai trẻ.

Trương Hân Dương là một trong những thần đồng nổi tiếng nhất Trung Quốc. Khi mới 2 tuổi, Trương đã bộc lộ tài năng xuất sắc, nhận thức vượt trội hơn người thường. Cả cuộc đời Trương ngập tràn trong vinh quang và những thành tích khó ai sánh bằng.

Tuy nhiên vào thời niên thiếu, anh từng bị nhiều người chê trách là bất hiếu, nhỏ tuổi đã đòi hỏi. Nhưng đến 8 năm sau, ai nấy mới vỡ lẽ thần đồng này không chỉ hiểu biết về mặt kiến thức mà còn có tầm nhìn xa trông rộng.

Cậu bé đòi phải có nhà ở thủ đô mới chịu đi học, bố mẹ nhất quyết không làm theo, 8 năm sau tiếc đứt ruột vì không nghe con - Ảnh 1

Thần đồng Trương Hân Dương.

10 tuổi đã vào đại học, 13 tuổi trở thành nghiên cứu sinh

Trương Hân Dương sinh năm 1995 tại thị trấn Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Gia đình của Trương không không mấy khá giả, cả bố và mẹ đều là công chức bình thường. Được biết, bố của cậu là một công chức nhỏ, còn mẹ là giáo viên.

Năm 2 tuổi, Trương bắt đầu bộc lộ trí tuệ vượt trội khi có thể nói được rất nhiều từ và nhận biết được hơn 1.000 ký tự Trung Quốc. Không chỉ vậy, cậu còn có nhận thức siêu việt, liên tục học vượt cấp. Trương chỉ mất 2 tháng để học hết lớp 1 và lớp 2; 4 tháng để học hết lớp 3. Cậu bỏ qua lớp 4 và học thẳng lên lớp 5 và chỉ mất 2 tháng là học xong. Một năm sau, Hân Dương nhập học bậc THCS và chỉ mất 2 năm là học xong.

Cậu bé đòi phải có nhà ở thủ đô mới chịu đi học, bố mẹ nhất quyết không làm theo, 8 năm sau tiếc đứt ruột vì không nghe con - Ảnh 2

Trương Hân Dương hồi nhỏ.

Trương cho biết, tiến trình dạy học của giáo viên trên lớp quá chậm và không phù hợp với hiểu biết của mình. Chính vì vậy, cậu thường về nhà tự học hỏi, tìm tòi thêm thông qua sách vở. Khi học ở nhà, Trương đều được bố mẹ theo dõi sát sao và nghiêm cấm không được sa đà vào các trò chơi điện tử. Nhờ vậy mà thành tích học tập của Trương ngày một tốt hơn.

Được biết, bố của Trương không bao giờ dùng uy quyền để dạy dỗ con. Thay vào đó ông Trương Hội Tường thường tâm sự với con như 2 người bạn. Mỗi khi có vấn đề cần thảo luận, ông Trương đều nhìn vào mắt con rồi nghe con trình bày quan điểm. Ông Trương cho rằng, trẻ em có thể hiểu được nhiều điều từ phương thức giao tiếp này.

"Con trai tôi giống như một người lớn thu nhỏ. Nó thậm chí còn bác bỏ quan điểm của người lớn. Thằng bé có thể ngồi với người lớn và nói về những chủ đề nghiêm trọng mà trẻ nhỏ hiếm khi quan tâm, từ cuộc chiến tranh Iraq đến sự ô nhiễm môi trường", ông Trương kể lại.

Cậu bé đòi phải có nhà ở thủ đô mới chịu đi học, bố mẹ nhất quyết không làm theo, 8 năm sau tiếc đứt ruột vì không nghe con - Ảnh 3

Trương Hân Dương và bố mẹ.

Năm 10 tuổi, Trương Hân Dương đã hoàn thành bậc trung học. Dưới sự khuyến khích của bố mẹ, cậu cũng quyết định thử sức tại kỳ thi đại học và đạt được số điểm 505, cao hơn thí sinh xếp thứ 2 tỉnh Liêu Ninh tận 50 điểm. Điều đáng nói, thí sinh đó là một học sinh THPT. Có thể thấy Trương Hân Dương ở tuổi lên 10 đã có trí tuệ vượt trội vô cùng. Trương sau đó chính thức nhập học đại học tại Học viện Kỹ sư Thiên Tân và tốt nghiệp không lâu sau đó.

Năm 13 tuổi, Trương quyết định thi thêm vào trường Đại học Công nghệ Bắc Kinh và trở thành nghiên cứu sinh trẻ nhất vào thời điểm đó. Được biết, Trương là sinh viên thạc sĩ và sinh viên tiến sĩ trẻ nhất Trung Quốc vào thời điểm đó.

Cậu bé đòi phải có nhà ở thủ đô mới chịu đi học, bố mẹ nhất quyết không làm theo, 8 năm sau tiếc đứt ruột vì không nghe con - Ảnh 4

Thần đồng có tầm nhìn xa trông rộng nhưng lại bị cả nước hiểu nhầm

Vào thời điểm Trương sắp tốt nghiệp nghiên cứu sinh, giá nhà ở Trung Quốc tăng chóng mặt. Dù mới 15, 16 tuổi nhưng Trương Hân Dương đã tự mày mò tìm hiểu, phân tích giá cả bất động sản. Cậu nhận thấy trong vài năm tới, giá nhà đất sẽ tăng vọt và việc đầu tư từ thời điểm đó sẽ mang lại món lợi nhuận khổng lồ.

Trương yêu cầu bố mẹ phải mua một căn hộ tại Bắc Kinh, nếu không mua sẽ bỏ dở luận án tốt nghiệp. Mặc dù giá nhà ở Bắc Kinh thời đó không quá đắt đỏ nhưng gia đình Trương vốn không giàu có và việc bỏ một món tiền lớn mua nhà là hơi quá sức.

Cậu bé đòi phải có nhà ở thủ đô mới chịu đi học, bố mẹ nhất quyết không làm theo, 8 năm sau tiếc đứt ruột vì không nghe con - Ảnh 5

Trương Hân Dương tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã am hiểu về thị trường bất động sản.

Báo chí khi ấy lên loạt bài chê trách Trương, gọi cậu là "thần đồng nổi loạn", "thần đồng bất hiếu", còn nhỏ tuổi đã có tính đòi hỏi, không biết suy nghĩ cho bố mẹ. Tuy nhiên, Trương vẫn kiên quyết với đề nghị của mình. Bố mẹ Trương khi đó phải nói dối con là đã mua nhà, nhưng thực chất căn hộ chỉ là đi thuê.

8 năm sau, giá nhà đất ở Bắc Kinh tăng vọt, bố mẹ Trương lúc ấy mới tiếc nuối vì năm xưa đã không nghe lời con. Dư luận bấy giờ cũng đổi chiều. Những kẻ từng chê trách giờ đều quay sang thán phục trước tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của Trương Hân Dương.

Dạy con kỷ luật: Cha mẹ dùng lời lẽ cay nghiệt với con sẽ để lại hậu quả gì?

Nghiên cứu cho thấy rất nhiều cha mẹ khi dạy con kỷ luật đã có hành động la hét, chửi bới hoặc sử dụng những lời lăng mạ đối với trẻ, đặc biệt là trẻ thanh thiếu niên.

TIN MỚI NHẤT