Trong hành trình mang thai, cơ thể của bạn phải trải qua rất nhiều sự thay đổi do sự biến đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ dần thay đổi để phù hợp với thai nhi, vì vậy việc lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh trong suốt quá trình mang thai không những tốt cho chính bạn mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe con của bạn.
- Tại sao "tiết dịch màu nâu" xuất hiện sau khi kinh nguyệt kết thúc? Nếu bạn cũng có thì đừng bỏ qua nhé
- Tầm quan trọng của axit folic trong thời gian mang thai và liều lượng sử dụng cho mẹ bầu
Hầu hết các loại trái cây đều chứa các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong khi mang thai. Tuy nhiên, trong số đó một số loại trái có thể gây ảnh hưởng đến mẹ, đặc biệt là thai nhi như sinh non, sẩy thai. Dưới đây là danh sách các loại trái cây không ăn trong thời gian mang thai:
1. Sầu riêng
Ai cũng biết sầu riêng cũng là một loại trái cây nhiệt đới. Mặc dù giá sầu riêng tương đối đắt nhưng vẫn có rất nhiều người ưa chuộng, mặc dù sầu riêng có mùi khó chịu nhưng lại được lòng rất nhiều người, đặc biết là cánh chị em phụ nữ chúng ta bởi sự bùi ngọt của nó. Tuy nhiên phụ nữ đang mang thai tốt nhất nên tránh ăn loại quả này, vì bản thân sầu riêng là loại trái cây có tính nóng, nếu bà bầu ăn nhiều sẽ dễ bị nóng trong người dẫn đến tình trạng táo bón. Nếu bị táo bón, cơ thể sẽ tích tụ một số chất độc. Những chất độc này nếu không được đào thải kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thai nhi trong bụng.
2. Đu đủ
Ở một số quốc gia như Sri Lanka, Banladesh, Ấn Độ và Pakistan, nhiều phụ nữ đã dùng đu đủ để phá thai. Nguyên nhân là trong đu đủ non hoặc sắp chín có chứa nhiều nhựa mủ, chất có thể gây ra các cơn co tử cung, gây sinh non hoặc sẩy thai.
Thế nhưng, đu đủ chín lại tốt cho phụ nữ mang thai. Đu đủ chín rất giàu các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C và những chất dinh dưỡng khác, giúp ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu của giai đoạn đầu thai kỳ như ốm nghén, ợ nóng và táo bón.
Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn đu đủ nhé.
3. Quả hồng
Quả hồng có tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, nhuận phổi, bồi bổ cơ thể, làm dịu cơn khát, giảm ho, long đờm,... Tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng bà bầu ăn hồng không đúng cách cũng có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, từ đó tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Hàm lượng tanin trong hồng tương đối cao, vì vậy sẽ gây ức chế hấp thụ sắt nếu mẹ bầu ăn quá nhiều. Ngoài ra, khi ăn hồng, mẹ bầu nên gọt sạch vỏ vì chất tannin tập trung nhiều ở vỏ, tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Mẹ bầu có vấn đề tiêu hóa, tiêu chảy, ốm nghén nặng, chức năng dạ dày kém không nên ăn hồng. Vì có thể làm các vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Dưa hấu
Dưa hấu vốn là loại trái cây giải nhiệt, giải nhiệt mùa hè được nhiều người ưa thích vì trong dưa hấu vừa nhiều nước lại chứa nhiều vitamin và axit amin có tác dụng lợi tiểu. Tuy nhiên, bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ cần cẩn trọng khi ăn dưa hấu để hạn chế nguy cơ lượng đường trong máu tăng đột biến sau khi ăn.
Ngoài ra, dưa hấu là thức ăn có tính hàn nên việc ăn nhiều dưa hấu sẽ khiến bạn bị tiêu chảy.