Nhà tâm lý học người Mỹ đã đưa ra 7 lời khuyên trong cách nuôi dạy một đứa trẻ tự lập bố mẹ nào cũng cần.
- Cô con gái 5 tuổi đang tắm bỗng hét lên, mẹ vội chạy vào thì sợ hãi trước cảnh tượng trước mắt
- Bé 1 tuổi tử vong vì 1 xô nước trong phòng tắm, cảnh báo bố mẹ thứ không thể chủ quan trong nhà mình
Cách giáo dục giúp con rèn tính tự lập từ bé
Bây giờ là 7h55 sáng và cô con gái 6 tuổi của tôi đang nhảy theo nhịp bài “Happy Happy” trong bộ đồ ngủ.
Tôi không vui vì biết rằng tiếng chuông vào học sẽ vang lên sau 15 phút nữa. Tôi vội vàng thay quần áo đi học cho con bé.
Tôi biết con bé có thể tự mặc quần áo, nhưng huyết áp của tôi bắt đầu tăng vọt khi theo dõi các động tác chậm chạp của con nên tôi làm thay con để con không phải đối mặt với việc đi học muộn.
Đây có lẽ là tình huống quen thuộc của nhiều gia đình. Jeanne Williams, một nhà tâm lý học tại Dallas cho biết nhiều phụ huynh đối phó với khủng hoảng thời gian bằng cách thay con làm các việc hàng ngày.
Thật không may, đây không phải là một việc làm có lợi cho sự phát triển của con. Williams cho biết, thường xuyên làm việc thay con sẽ gián tiếp gửi thông điệp cho con rằng bạn không có niềm tin vào khả năng của con. Kết quả là một đứa trẻ thiếu sự tự lập, lòng tự trọng và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Các bậc cha mẹ cần thay đổi cách nuôi dạy con của mình để tạo cho trẻ lòng tự tin, sống tự lập hơn.
Cách nhắc nhở con
Khi Williams nhận ra cô ấy đang làm thay việc cho con, cô đã nói: “Mẹ xin lỗi, mẹ đã đối xử với con như một đứa trẻ khi con đã sẵn sàng làm một số công việc lớn. Cô cảnh báo không nên sử dụng các cụm từ như: “Con không còn là em bé nữa”, “em bé” có thể là cụm từ nhạy cảm trong nhóm tuổi này.
Xác định cơ hội cho con
Các bậc cha mẹ nên lập một danh sách những việc con có thể tự làm ví dụ: đánh răng, thay đồ, dọn sách vở,…
Bạn nên hỏi con những nhiệm vụ nào mà con cảm thấy đủ lớn để đảm nhận hoặc có khả năng làm nhằm tăng tính tự lập của con.
Ưu tiên mục tiêu
Cùng con giải quyết từng việc một, hướng dẫn con làm những mục quan trọng sẽ giúp cha mẹ không bị căng thẳng về thời gian.
Dành thời gian
Nếu con mất 10 phút để tự chải tóc, hãy bắt đầu buổi sáng sớm hơn 10 phút. Con có thể làm bạn ngạc nhiên về kết quả của mình và bạn sẽ bình tĩnh hơn khi không phải chạy đua với đồng hồ.
Quên đi sự hoàn hảo
Cha mẹ cần chấp nhận rằng con sẽ không làm nhiệm vụ tốt như bạn. Nếu sữa bị tràn ra, bạn hãy chỉ cho con cách làm sạch thay vì chỉ trích con và đảm bảo với con điều đó xảy ra với mọi người.
Khen ngợi một cái gì đó
Thay vì chỉ ra rằng đôi giày con đi nhầm, bạn hãy nói: “Con hãy đi giày của mình nhé, con làm tốt mà”. Con sẽ tự mình khám phá sự khó chịu và điều chỉnh lại cho đúng. Hãy theo dõi con 1 cách tích cực, không ngần ngại dành cho con những lời khen khi con làm đúng.
Xem xét hoàn cảnh
Nếu trẻ mệt mỏi, ốm yếu, căng thẳng hoặc cần thích nghi với sự thay đổi, đó không phải là lúc để đưa ra trách nhiệm mới. Đừng nản lòng khi thấy con thoái lui, ỷ lại vào bố mẹ. Điều này là bình thường. Chia sẻ và thông cảm có thể giúp con tiến bộ nhanh hơn so với việc bị chỉ trích, la mắng.
Nhà tâm lý học Jeanne Williams nói: “Khuyến khích các kỹ năng giải quyết vấn đề của con bạn bằng cách hỏi xem bé có thể đưa ra cách khắc phục không. Nếu bé bối rối, hãy cho bé thời gian suy nghĩ trước khi đưa ra ý tưởng.
Cố gắng giữ thư giãn. Giống như tôi, bạn có thể thấy nhiều vũng sữa dưới sàn nhà và đồ đạc lộn xộn. Nhưng khi nghe con tự hào nói: “Con đã tự mình làm tất cả”, cảm giác rất đáng để bạn thử nghiệm”.