Bé 1 tuổi tử vong vì 1 xô nước trong phòng tắm, cảnh báo bố mẹ thứ không thể chủ quan trong nhà mình

Bài học làm mẹ 12/06/2020 13:00

Ông bà bé không thể ngờ rằng cháu mình lại có thể chết đuối ngay trong phòng tắm tại nhà.

Mới đây, một em bé 1 tuổi ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), bị chết đuối trong chính nhà mình, nơi ai cũng tưởng là an toàn nhất. Vụ việc đã phát đi hồi chuông cảnh báo tới các bố mẹ có con nhỏ về sự an toàn của trẻ trong gia đình.

Theo đó, ngày xảy ra sự việc, đứa bé ở nhà cùng ông bà. Hai ông bà đều ở trong phòng nghỉ ngơi, trong khi đứa bé chơi một mình. Một lúc, cả hai ông bà thấy yên ắng lạ mà không thấy cháu đâu bèn đi tìm.

Tìm quanh, ông bà phát hiện thấy cháu nằm trên sàn phòng tắm, cơ thể ướt đẫm, mặt tím tái và đã không còn ý thức. Bên cạnh bé là một cái xô nước. Người ông liền vội vã gọi cấp cứu. Sau khi nhân viên y tế đến, họ thấy đứa bé đã không còn thở nữa nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện nhưng đã quá muộn, đứa bé không qua khỏi.

Bé 1 tuổi tử vong vì 1 xô nước trong phòng tắm, cảnh báo bố mẹ thứ không thể chủ quan trong nhà mình - Ảnh 1

Dù được đưa đi cấp cứu nhưng đứa bé đã không qua khỏi.

Ông bà không tin rằng cháu mình đã bị chết đuối ngay trong phòng tắm. Còn bác sĩ thì kết luận chắc chắn đứa trẻ đã vào phòng tắm nghịch nước và vô tình bị lộn cổ vào trong xô nước. Vì thể lực yếu, bé không thể trèo ra được, giẫy giụa một lúc rồi ngã ra sàn, khi ấy bé đã bị chết đuối ngay trong xô nước.

Chăm sóc trẻ nhỏ luôn cần sự chú ý và cẩn trọng tuyệt đối. Có những nơi người lớn nghĩ là an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn nguy hiểm, chẳng hạn như phòng tắm. Trẻ đang ở tuổi chập chững tập đi có thể tử vong vì một chiếc xô chứa vài centimet nước.

Trên thực tế đã có những vụ tai nạn trẻ em xảy ra trong gia đình, cụ thể là có trường hợp trẻ đã chết đuối ngay trong xô nước đặt ở phòng tắm của gia đình. Như trường hợp đứa bé 1,5 tuổi được mẹ đặt ở phòng tắm để chuẩn bị tắm, lúc này điện thoại reo lên, người đưa bưu phẩm gọi, người mẹ đã để con ở phòng tắm một mình và xuống tầng 1 để nhận chuyển phát nhanh. Nhân viên chuyển phát nhanh có đứng nói chuyện với người mẹ vài phút và tai nạn đã xảy ra. Đứa bé bị trượt chân trong bồn tắm và chết đuối ở đó. Khi người mẹ phát hiện ra vụ việc, gọi xe cấp cứu thì đã không cứu được con.

Bé 1 tuổi tử vong vì 1 xô nước trong phòng tắm, cảnh báo bố mẹ thứ không thể chủ quan trong nhà mình - Ảnh 2

Nhiều người không cảnh giác với những xô chứa nước trong nhà tắm (Ảnh minh họa).

Các chuyên gia nhi khoa luôn nhắc nhở cha mẹ nuôi con nhỏ rằng không được rời mắt khỏi trẻ dù chỉ là trong tích tắc, vì nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Để phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ nhỏ, những vật dụng như xô, chậu, bồn tắm... trong nhà luôn phải đổ hết nước bởi chúng có thể giết chết con bạn bất cứ lúc nào.

Làm thế nào để ngăn ngừa bé bị đuối nước tại nhà?

Trẻ nhỏ đặc biệt thích chơi với nước, nhưng chúng không biết tự bảo vệ mình. Nhiều cha mẹ có thói quen tích trữ nước hoặc không đổ hết nước thừa trong xô chậu sau khi sử dụng, điều này rất nguy hiểm cho bé. Để phòng tránh đuối nước tại nhà, cha mẹ nên lưu ý:

1. Không lưu trữ nước trong xô, chậu

Tốt nhất nên tháo bỏ hết nước thừa trong xô, chậu sau khi sử dụng. Trong trường hợp cần lưu trữ nước để dùng, cha mẹ nên khóa cửa phòng tắm hoặc phòng bếp, nơi có để xô, thùng chứa nước. Ngoài ra, sử dụng xô, thùng có nắp đậy chặt cũng là một giải pháp.

Bé 1 tuổi tử vong vì 1 xô nước trong phòng tắm, cảnh báo bố mẹ thứ không thể chủ quan trong nhà mình - Ảnh 3

2. Luôn để mắt tới bé

Chăm sóc trẻ nhỏ không phải là việc dễ dàng, vì vậy cha mẹ không nên xem nhẹ. Ngay cả khi ở nhà, hãy đảm bảo rằng bé chơi trong tầm mắt của người chăm sóc. Mặc dù để duy trì việc này suốt cả ngày sẽ rất khó khăn vì người lớn còn phải làm việc nhà, nhưng đó là cách duy nhất để đảm bảo an toàn cho trẻ.

3. Học kiến thức sơ cứu cơ bản

Sau khi sinh con, cha mẹ nên tự học một số kiến thức và kĩ năng sơ cứu cơ bản. Khi trẻ bị đuối nước, phương pháp sơ cứu đúng có thể cứu sống trẻ.

Cách sơ cứu phổ biến nhất khi trẻ bị đuối nước là hồi sức tim phổi. Các bước cụ thể như sau:

- Đặt em bé xuống đất, đầu không được cao hơn ngực và nên được giữ trong tư thế nằm thẳng với thân người.

- Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 khoát ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay)

- Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi) ấn vào phía trên mỏm ức 2 khoát ngón tay.

- Sau khi em bé có thể nôn, cha mẹ nên mở miệng trẻ và làm sạch nhớt dãi trong miệng.

Cần làm gì để phòng bệnh truyền nhiễm ở trẻ: Việc bố mẹ không nên bỏ qua tại thời điểm nắng nóng hiện nay

Hiện nay miền Bắc đang bước vào những ngày nắng nóng gay gắt. Tại một số bệnh viện trên địa bàn Thủ đô, số các bệnh nhi mắc viêm não, tay chân miệng, nhiễm khuẩn hô hấp, ho gà, sởi… đã có dấu hiệu tăng lên.

TIN MỚI NHẤT