Có vô vàn tình huống khiến con có nguy cơ bị bắt cóc, trở thành nạn nhân của những kẻ buôn người. Các bậc cha mẹ cần trang bị cho con những kỹ năng phòng vệ cần thiết để tránh rơi vào tình huống xấu.
- 8 kiểu dạy con trái khoáy nhưng vô cùng phổ biến của người Việt khiến con tụt hậu
- 3 'không' khi khen ngợi trẻ, những cách khen tốt hơn vạn lần câu kinh điển: Con giỏi quá
Ngay cả những gia đình sống trong những môi trường tương đối an toàn cũng có thể dành nhiều tâm sức để đảm bảo an toàn cho con cái họ. Đưa con đến trường, đi chơi cùng bạn bè và tham gia các hoạt động thể thao, họ hiếm khi để con khuất khỏi tầm mắt.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng ở bên cạnh để bảo vệ con cái, và một phần của quá trình trưởng thành là ngày càng quan hệ nhiều hơn với thế giới bên ngoài.
Vậy làm thế nào để ngăn con bị bắt cóc?
Không ghi tên con bạn trên ba lô hoặc quần áo
Đừng khiến kẻ bắt cóc dễ dàng gọi tên con bạn. Trẻ em có xu hướng tin tưởng những người biết tên của chúng.
Nói với con bạn rằng những kẻ bắt cóc trông giống như người bình thường
Xua tan những giả định của trẻ rằng những kẻ bắt cóc trông giống như quái vật. Dạy chúng đề phòng người lạ yêu cầu giúp đỡ. Trẻ em không nên nói chuyện với người lớn mà chúng không biết.
Cha mẹ hãy dạy con biết rằng nếu người lớn cần tìm thú cưng bị mất hoặc chỉ đường đến nhà của ai đó, họ sẽ hỏi một người lớn khác chứ không hỏi một đứa trẻ.
Cho con một mật khẩu bí mật
Hãy dạy cho con một mật khẩu bí mật mà chỉ có cha mẹ và người thân cận biết. Nếu người lạ muốn tiếp xúc, hỏi han, cho quà... thì họ phải có sự đồng ý của cha mẹ về mật khẩu bí mật, lúc này trẻ mới có thể đồng ý tiếp xúc với người lạ. Không để người lạ biết được trẻ đang ở nhà một mình.
Dạy con rằng an toàn hơn lịch sự
Hãy khuyên con bạn rằng nếu một người lạ đến gần và cảm thấy có điều gì đó không ổn, con nên bỏ đi. Đôi khi người lớn chỉ có ý thân thiện nhưng sự an toàn quan trọng hơn lịch sự.
Trẻ gặp khó khăn không nên chỉ la hét mà nên dùng lời nói
Hãy trấn an trẻ rằng rất ít khi có người lạ cố gắng bắt trẻ, nhưng hãy nói thêm rằng nếu điều đó xảy ra, trẻ nên hét to nhất có thể. Ví dụ: “Cứu cháu, người này không phải bố cháu”. Nếu không, mọi người có thể nhầm một đứa trẻ đang la hét với một đứa trẻ chỉ đang nổi cơn thịnh nộ.
Dạy con thuộc lòng số điện thoại của cha mẹ
Cha mẹ hãy dạy con thuộc lòng số điện thoại của mình hoặc số điện thoại 113, khi cần thiết phải gọi ngay cho cha mẹ hoặc cơ quan công an. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy để mắt đến con ở những nơi đông người như trung tâm mua sắm, công viên,…