Phụ huynh cần hết sức lưu ý một trong 2 đặc điểm tính cách của trẻ dưới đây, nếu thấy con mình như thế thì phải tìm cách uốn nắn, giúp trẻ sửa đổi ngay.
- 2 bé trai bị bạn cùng lớp kẹp đầu, tạt nước sôi: Dạy trẻ đối phó khi bị bắt nạt?
- Dạy gì thì dạy, trước 10 tuổi cha mẹ nhất định phải dạy con 5 nguyên tắc ứng xử này
Các bậc cha mẹ luôn mong muốn mang đến những điều tốt nhất cho con và hy vọng tương lai của chúng sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc. Nhưng thực tế, trẻ có hạnh phúc hay không đều liên quan mật thiết đến đặc điểm tính cách của trẻ, có một đạo lý được đúc kết từ đời xưa đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong tính cách của con người, đấy là: "Tính cách sẽ quyết định vận mệnh của mỗi người". Nếu trẻ sở hữu một trong hai đặc điểm tính cách dưới đây thì trẻ sẽ thua thiệt so với các bạn khi trưởng thành, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý và giúp trẻ sửa đổi trước khi quá muộn.
Khi trẻ có hành vi sai trái là chiếm dụng đồ vật, tài sản của người khác thì các bậc phụ huynh cần kịp thời răn dạy và giúp đỡ trẻ sửa đổi tính cách (Ảnh minh họa).
Nhiều người thường lẫn lộn hai khái niệm là tiết kiệm và tham lợi ích nhỏ. Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác, tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và người khác. Tham lợi ích nhỏ là chiếm dụng đồ vật, tài sản của người khác. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
Khi trẻ có hành vi sai trái là chiếm dụng đồ vật, tài sản của người khác thì các bậc phụ huynh cần kịp thời răn dạy và giúp đỡ trẻ sửa đổi tính cách, bởi sau này khi trẻ trưởng thành sẽ kéo theo nhiều hệ lụy xấu ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong xã hội của trẻ, thậm chí tư duy của trẻ sẽ trở nên hạn hẹp, nông cạn, trẻ có thể bị mọi người xa lánh, tẩy chay.
Các bậc cha mẹ có thể nhẹ nhàng uốn nắn trẻ học cách chia sẻ lợi ích hoặc đồ vật với mọi người xung quanh, khi trẻ hiểu được niềm vui của sự chia sẻ thì trẻ mới có thể vứt bỏ được bản tính ích kỷ của chính mình.
2. Trẻ có tính yếu đuối, nhút nhát
Sau 3 tuổi, tính cách của trẻ sẽ dần thay đổi, trẻ trở nên mạnh mẽ hay yếu đuối, đặc điểm tính cách hướng nội hay hướng ngoại chắc hẳn các bậc phụ huynh chính là người hiểu rõ nhất. Khi trẻ đi học, bố mẹ không thể dõi theo trẻ cả ngày, lúc này giáo viên chính là người giúp bố mẹ nắm bắt tình hình của trẻ trên trường học. Nếu bố mẹ phát hiện trẻ thường xuyên bị bạn bè bắt nạt hoặc thể hiện sự yếu đuối ở khía cạnh nào đấy nghĩa là điều này không tốt cho tương lai và cả quá trình trưởng thành của trẻ.
Những đứa trẻ yếu đuối luôn cảm thấy tự ti về bản thân, trẻ không dám đưa ra quyết định, không dám dũng cảm đối mặt với những vấn đề quan trọng, khi trẻ bước chân vào xã hội, bản tính yếu đuối của trẻ sẽ khiến trẻ bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của trẻ. Các bậc phụ huynh cần giúp trẻ trở nên tự tin, mạnh mẽ, những lời khen ngợi, động viên của bố mẹ chính là sức mạnh to lớn có tác dụng củng cố thêm niềm tin của trẻ.
Tâm hồn của trẻ vốn non nớt, bố mẹ không nên chỉ trích hay phê bình trẻ trước mặt nhiều người, bố mẹ nên tôn trọng suy nghĩ của trẻ. Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh là nên dành thời gian cùng trẻ trải nghiệm thế giới bên ngoài, hãy đi du lịch với trẻ bởi đây là cơ hội tốt để bố mẹ được dịp thử thách và rèn luyện tính cách cho trẻ.