Theo Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu thế giới thời gian vừa qua chịu ảnh hưởng của việc nhu cầu tăng khi các nước chuyển đổi chiến lược ứng phó với dịch bệnh COVID-19 theo hướng sống chung với dịch bệnh.
- 'Chạy đua' theo xăng dầu, nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm đồng loạt tăng giá khiến người dân 'chóng mặt'
- Chính thức: Xăng dầu tăng giá sốc từ 16h chiều nay, vượt 24 nghìn đồng/lít, cao nhất trong vòng 7 năm qua
Dẫn tin từ báo Thanh Niên, cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự đoán, nguồn cung dầu thô toàn cầu những ngày qua đã tăng - điều này có thể hãm mức cao kỷ lục của giá xăng. Dự kiến, sản lượng dầu tăng lên 1,5 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 11, 12.
Bên cạnh đó, tại thị trường thế giới, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,11% xuống 78,37 USD/thùng vào lúc 6 giờ 48 phút ngày 18.11 (theo giờ Việt Nam). Giá dầu thô Brent giao tháng 1 giảm 2,61% xuống 80,28 USD/thùng.
Giá dầu giảm và chạm mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10/2021 sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và IEA cảnh báo tình trạng dư cung trong bối cảnh các trường hợp nhiễm COVID-19 tại Châu Âu gia tăng liên tục làm giảm khả năng nhu cầu hồi phục.
Theo dữ liệu Bộ Công Thương, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 17/11 cũng cho thấy, giá xăng dầu đều có chiều hướng đi xuống.
Trong đó, xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 dao động ở mốc 92-93 USD/thùng; còn xăng RON 95 ở mức 95-96 USD mỗi thùng. Còn giá dầu hỏa có thời điểm về dưới mốc 90 USD/thùng, dầu diesel 91-92 USD/thùng.
Mức này đều đã giảm khá mạnh so với chu kỳ trước. Tại chu kỳ trước, giá bình quân xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 là 99,03 USD/thùng, nhiều thời điểm leo lên mốc 103 USD/thùng. Tương tự, xăng RON 95 bình quân 102,5 USD/thùng, nhiều thời điểm cao ở mức 106 USD/thùng.
Trả lời trên báo Lao Động, lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu dự báo giá xăng dầu trong kỳ điều chỉnh tới đây sẽ giảm mạnh. Theo tính toán của vị này, mức giảm có thể lên tới mức 1.200-1.400 đồng mỗi lít xăng tùy loại và giá dầu giảm 400-600 đồng mỗi lít tùy loại. Tuy nhiên, do khả năng cao cơ quan điều hành sẽ tiến hành trích lập quỹ bình ổn nên mức giảm có thể sẽ ít hơn.
Mức giảm này được doanh nghiệp, người dân "ngóng", bởi thị trường xăng dầu trong nước vừa trải qua nhiều đợt tăng cao, liên tiếp.
Theo Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu thế giới thời gian vừa qua chịu ảnh hưởng của việc nhu cầu tăng khi các nước chuyển đổi chiến lược ứng phó với dịch bệnh COVID-19 theo hướng sống chung với dịch bệnh.
Bộ Công Thương khẳng định sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường của các thương nhân kinh doanh xăng dầu và sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu có.
Bộ Tài chính, ngày 18/11 cũng đã công khai thông tin về tình hình trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) quý III/2021. Theo đó, số dư Quỹ BOG đến hết quý III/2021 (đến hết ngày 30.9.2021) là 824,088 tỉ đồng.
Theo đó, tổng số trích Quỹ BOG trong quý III/2021 (từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/9/2021) là 502,284 tỉ đồng; tổng số sử dụng Quỹ BOG trong quý III/2021 (từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/9/2021) là 802,947 tỉ đồng; lãi phát sinh trên số dư Quỹ BOG dương trong quý III/2021 là 1,844 tỉ đồng; lãi vay phát sinh trên số dư Quỹ BOG âm trong quý III/2021 là 14 triệu đồng;
Số dư Quỹ BOG đến hết quý II năm 2021 (đến hết ngày 30.6.2021) là 1.122,920 tỉ đồng; dố dư Quỹ BOG đến hết quý I.2021 (đến hết ngày 31/3/2021) là 5.340,068 tỉ đồng; số dư Quỹ BOG tại thời điểm 31/12/2020 là 9.234,614 tỉ đồng.