Mô hình chăm sóc F0 tại cộng đồng đang được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh triển khai khả quan tại TP Hồ Chí Minh.
- Vụ cô gái 23 tuổi ở TP.HCM tử vong do rơi từng tầng cao chung cư: Người dân tiết lộ một chi tiết về hoàn cảnh sống
- Nữ sinh lớp 7 ở Hải Phòng bị đánh hội đồng sau giờ học để giải quyết mâu thuẫn
Mô hình chăm sóc F0 tại cộng đồng có ưu điểm là có thể chăm sóc số lượng lớn F0 tại nhà và thực hiện cá thể hóa việc chăm sóc theo hình thức bác sĩ gia đình và phát hiện sớm, cấp cứu nhanh nhất trường hợp chuyển nặng. Bên cạnh đó còn sàng lọc, chuyển bệnh đúng tầng điều trị, tránh chuyển sai tầng gây quá tải cho các cơ sở điều trị.
Chia sẻ trên báo Nhân Dân, PGS, TS Vương Thị Ngọc Lan, Trưởng Khoa Y, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết, trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh, lan rộng trong cộng đồng, việc đưa F0 ra khỏi cộng đồng là khó khả thi. Chưa kể, F0 còn phải đảm bảo được như phát hiện sớm dấu hiệu trở nặng, xử trí cấp cứu kịp thời và chuyển viện đúng tầng.
Đồng thời, chăm sóc sức khỏe, trấn an, tránh tâm lý hoang mang, lo lắng của F0 về diễn biến của bệnh.
Mô hình này gồm 2 đội, 1 đội chăm sóc sức khỏe trực tuyến theo mô hình bác sĩ gia đình nhằm phát hiện sớm dấu hiệu trở nặng. Đội thứ hai sẽ có nhiệm vụ cấp cứu ngoại viện Covid-19 được tổ chức tại địa bàn nhằm xử trí cấp cứu kịp thời khi người bệnh có dấu hiệu trở nặng (do đội 1 gọi báo) và chuyển viện đúng tầng.
Cụ thể, mô hình được triển khai tại 3 quận là điểm nóng của thành phố về số ca F0 điều trị tại nhà gồm quận 10, quận 8 và quận Bình Tân.
Với việc triển khai ngay từ cuối tháng 7, mô hình được phát huy hiệu quả tại quận 10. Trong hơn 10 ngày từ đầu tháng 9/2021, số bệnh nặng và tử vong tại địa bàn giảm hẳn. Còn tại quận 8, tỷ lệ bệnh nhân đã giảm tử vong tại địa bàn một cách rõ rệt trong khoảng 10 ngày nay. Từ 1 tuần nay, tỷ lệ tử vong tại địa bàn này đã giảm khoảng 40-50%.
Tại Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 quận 8 số 1, ThS, BS Lê Phước Truyền, Trưởng khu Hồi sức cấp cứu, người phụ trách đội cấp cứu ngoại viện cho biết, nếu bệnh nhân nhẹ thì đội sẽ chăm sóc, xử lý tại khu sơ cấp cứu 20 giường của bệnh viện này, còn nặng quá thì chuyển tiếp lên tuyến cao hơn để điều trị. Cách làm này tăng tối đa sự tiếp cận của người dân với dịch vụ y tế, nhân viên y tế.
Hiện nay, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh đang chuyển giao mô hình này cho một số địa phương nhưng một số nơi có những băn khoăn về nguồn nhân lực thực hiện chăm sóc sức khỏe trực tuyến cho số lượng lớn F0.
Để thích ứng với tình hình dịch mới, PGS Lan cho biết, mô hình có thể nhân rộng triển khai đến các quận/huyện; Lồng ghép mô hình vào hệ thống y tế của quận/huyện, phường/xã hoặc đưa vào hệ thống quản lý chung của Sở Y tế.